xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đau ngực, khó thở vì... dị vật "bỏ quên"

A. Thư

(NLĐO)- Cơn đau tức ngực, khó thở y hệt triệu chứng của viêm phổi hóa ra lại do một mẩu dị vật là xương cá lóc mắc vào phế quản

BS Trần Tiến Thành, Khoa Tai – đầu mặt cổ, trưởng tua trực ngày 19-6, tức hôm bệnh nhân nhập viện, kể lại: Anh P.H.T., 52 tuổi, đến từ Bình Dương, cách ngày nhập viện 10 ngày ăn canh cá lóc bị sặc, dẫn đến khó thở và ho sặc nhiều. Sau đó một thời gian bệnh nhân hết khó thở, còn đau tức ngực. Anh T. có đi khám và điều trị ở đơn vị y tế địa phương nhưng bệnh không hết nên đã đến BV Tai Mũi Họng TP HCM.

Đau ngực, khó thở vì... dị vật bỏ quên - Ảnh 1.

Anh T. sẽ được xuất viện trong hôm nay

Sau khi kiểm tra sơ bộ, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị đau tức ngực không phải vì viêm phổi hay các bệnh lý tương tự, mà có dị vật nằm sâu bên trong đường thở. Anh T. lập tức được đưa vào cấp cứu. Bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ đã tìm ra mẩu xương cá nằm trong phế quản của bệnh nhân và tiến hành soi gắp thành công.

Tại buổi họp báo ngày 22-6 anh T. cho biết sau khi ăn cơm và bị hóc xương, anh đã đến bệnh viện địa phương, khai báo rõ việc hóc xương cũng như tình trạng bệnh, nhưng bác sĩ không tìm thấy gì bất thường nên cho về. Về đến nhà vài ngày thấy cơn mệt mỏi, tức ngực tăng lên, hơi thở nặng nề hơn, anh quyết định đi lên tuyến trên để kiểm tra lại. Sau thủ thuật, anh đã thấy khỏe hơn và đã được bác sĩ cho xuất viện trong ngày hôm nay.

Theo BS chuyên khoa II Dương Thanh Hồng, trưởng khoa Tai – đầu mặt cổ, đối với trường hợp dị vật bỏ quên, bệnh viện đã gặp rất nhiều. Đây là một trường hợp điển hình, bỏ quên trong thời gian ngắn là 10 ngày. Có những trường hợp lâu hơn, vài tháng, thậm chí 3-5 năm. Trong trường hợp này, dị vật khá "lành tính" do đó là một mẩu xương cá. Nhưng nếu đó là một loại hạt, một cục pin… thì có rất nhiều nguy cơ lớn hơn có thể xảy ra. Ví dụ, với một cục pin điện tử, bệnh nhân sẽ bị viêm phổi tái diễn nhiều lầm, bị áp xe và có thể gây tử vong cho bệnh nhân.

 TS-BS Lê Trần Quang Minh, Phó Giám đốc  bệnh viện, cho biết: nhiều người tìm cách nuốt cục cơm, chuối để cố đẩy mẩu xương cá bị mắc xuống, nhưng việc làm này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ lớn hơn. Ví dụ, xương có thể bị mắc vào amidan hoặc đi vào những tổ chức sâu hơn trong đường thở. Nếu dị vật còn nằm ở họng, chỉ cần đè lưỡi và gắp ra, nhưng nếu dị vật đi vào sâu hơn thì đòi hỏi những thủ thuật phức tạp hơn.

Dị vật đường thở bỏ quên thường gặp nhiều hơn ở người lớn tuổi. Đôi khi lúc mắc dị vật, các triệu chứng xâm nhập không rõ ràng. Rất nhiều trường hợp dị vật được phát hiện qua những "triệu chứng vay mượn", ví dụ như những bệnh nhân bị viêm phổi tái diễn nhiều lần.

Theo BS Dương Thanh Hồng, dị vật đường thở bỏ quên ở trẻ em cũng là một điều rất cần chú ý, nhất là trẻ nhỏ. "Ví dụ, ở BV chúng tôi thường gặp nhất là hạt dưa. Hạt dưa nếu đi sâu vào đường thở thì các triệu chứng xâm nhập hầu như không thể phát hiện được. Tuy nhiên, nếu trẻ cứ ho, bị viêm phổi mãi thì nên đặt nghi vấn có dị vật đường thở.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo