Hệ tiêu hoá của bạn có thật sự khoẻ mạnh?
Hệ tiêu hóa tốt đóng vai trò cốt lõi đối với sức khoẻ cơ thể.
Hệ tiêu hóa được chia làm 2 phần: Ống tiêu hóa bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn. Tuyến tiêu hóa gồm tuyến nước bọt, tuyến tiêu hóa tụy, gan, mật.
Thức ăn đưa vào cơ thể được ống tiêu hóa hấp thu để tạo nên các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Các cơ quan như: gan; mật; tụy… có các tế bào tuyến chịu trách nhiệm tổng hợp, sản xuất ra các dịch và men tiêu hóa.
Một hệ thống tiêu hóa tốt đóng vai trò cốt lõi trong sức khỏe toàn thân. Không chỉ là cơ quan chính của cơ thể đối với việc tiếp nhận và hấp thu chất dinh dưỡng, sức khỏe hệ tiêu hoá có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hệ nội tiết, tình trạng da, sức khoẻ tâm thần và các bệnh ung thư… Do đó, một bộ phận nào đó của hệ tiêu hóa bị trục trặc sẽ ảnh hưởng xấu đến những phần khác của ống tiêu hóa và toàn cơ thể.
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là khi tiêu hóa thức ăn tốt, giúp cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng, chức năng đại tiện bình thường, ít mắc phải các triệu chứng rối loạn về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi,..
Tuy nhiên, áp lực công việc, chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Các chuyên gia y tế đều cho rằng nhịp sống hiện đại đang trở thành một trong những yếu tố khiến cho nhiều người dễ dàng mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa. Tiêu hoá gặp rắc rối không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe mà còn làm giảm sút chất lượng công việc, sinh hoạt mà còn khiến sức khỏe tổng quát của cơ thể cũng dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cần loại bỏ ngay những thói quen xấu
Những thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày gia tăng gánh nặng cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Nhịn đi vệ sinh, ăn quá khuya, chế độ ăn uống không lành mạnh,… là những sai lầm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa mà nhiều người thường xuyên mắc phải.
Vì vậy, cần lưu ý một số vấn đề không tốt rất hay gặp trong sinh hoạt hằng ngày và loại bỏ chúng, như: Đừng "làm ngơ" khi cơ thể báo hiệu cần được "giái phóng chất thải" – dễ bị táo bón vì sau thời điểm này sẽ rất khó đi tiêu. Và hệ thống tiêu hóa cần "một khoảng trống" để tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng mới.
Việc ăn khuya cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể. Vì sau khi ăn, cơ thể cần thời gian để tiêu hóa thực phẩm. Ăn khuya khiến nhịp sinh học của các bộ phận chức năng bị rối loạn, làm giảm khả năng phá vỡ cấu trúc thực phẩm, dẫn đến thực phẩm khó được tiêu hóa trọn vẹn.
Chú ý chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh các chất dinh dưỡng. Nên chia nhỏ các bữa ăn, bởi ăn hoặc uống quá nhiều trong một bữa dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, trào ngược dạ dày,...
Không nên uống quá nhiều chất lỏng trong bữa ăn, đặc biệt là bữa tối, gây loãng dịch vị, cản trở tiêu hóa. Đồng thời, giảm lượng thức uống có gas, như soda, hạn chế nhai kẹo cao su và dùng thức uống có cồn vừa đủ.
Loại bỏ các thói quen tác động xấu đến hệ tiêu hóa chưa đủ, mà cần phải chăm sóc, hỗ trợ tối đa cho hệ tiêu hóa. Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, luyện tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh và lựa chọn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá,… là cách giúp hệ tiêu hoá của bạn hoạt động ổn định.
Ăn uống lành mạnh giúp hệ tiêu hoá của bạn hoạt động ổn định.
Cần làm gì để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh?
Tập thể dục đều đặn và kiểm soát căng thẳng: Hệ tiêu hóa và não có mối liên kết mật thiết. Do đó, stress thường xuyên sẽ sinh ra các vấn đề về tiêu hóa. Các chuyên gia y tế cho biết, các chất dẫn truyền thần kinh sẽ yếu đi khi bị stress, trong đó có serotonin có vai trò hỗ trợ điều tiết và kích thích quá trình tiêu hóa. Bệnh nhân sẽ không muốn ăn uống, tăng tiết axit, giảm prostaglandin bảo vệ dạ dày gây xuất huyết dạ dày mảng rộng, gây rối loạn nhu động ruột, từ đó mắc hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh về tiêu hoá như viêm đại tràng co thắt, bệnh dạ dày, tình trạng tiêu chảy, khô miệng, ăn không tiêu...
Tập thể dục đều đặn và kiểm soát căng thẳng giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn.
Một số động tác tập thể dục để hỗ trợ tiêu hóa có thể kể đến như: Co bóp cơ, hít thở sâu, tập thể dục. Khi tập luyện, cơ trơn đường tiêu hóa bị kích thích, giúp vận chuyển thức ăn dễ dàng hơn, hạn chế táo bón. Việc tập thể dục thường xuyên giúp giảm kiểm soát cân nặng cũng có lợi cho đường tiêu hóa.
Lưu ý đến thói quen sinh hoạt: Từ bỏ các thói quen sinh hoạt không tốt như hút thuốc lá, uống rượu bia quá độ, thức khuya, ngủ không đủ giấc; đồng thời sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, lưu ý một số thuốc điều trị phải sử dụng sau khi ăn cũng sẽ góp phần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa.
Lưu ý đến thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống ảnh hưởng lớn đến hoạt động của đường tiêu hóa. Ăn uống đúng thời gian biểu hàng ngày sẽ giúp hệ tiêu hoá luôn ở trạng thái tốt nhất. Mỗi bữa ăn nên kéo dài khoảng 20 phút. Nếu ăn không tập trung (vừa ăn vừa lướt điện thoại, xem TV hoặc vừa làm việc...) dẫn đến ăn vội, nhai không kỹ, từ đó gây áp lực lên dạ dày, khiến men tiêu hóa ở khoang miệng và đường ruột tiết ra không điều độ. Điều này gây nên chứng đầy hơi, khó tiêu, gây tiêu chảy, táo bón, dài hạn có thể gây các bệnh tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng...
Tập đoàn dinh dưỡng toàn cầu Herbalife Nutrition hân hạnh đồng hành cùng chuyên mục này
Bình luận (0)