Ảnh: NGỌC DUNG
Chữa bệnh khi bệnh chưa phát
Đáng nói là kết quả của công trình nghiên cứu nhiều năm qua mô hình “Me-Can” với tổng cộng gần 600.000 bệnh nhân ở Thụy Điển và Anh cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa bệnh cao huyết áp và ung thư. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn nữa nếu bệnh nhân, bên cạnh huyết áp cao, đồng thời là nạn nhân của tình trạng tăng mỡ máu, béo phì và tiểu đường.
Đáng tiếc, thậm chí đáng buồn, là bệnh tuy phải điều trị lâu dài, thậm chí suốt đời, một khi đã xuất hiện nhưng phương án cầm chân huyết áp lại không quá phức tạp. Theo chuyên gia ở Đại học Maryland, nguyên tắc dự phòng biến chứng nghiêm trọng của căn bệnh này lại trùng hợp với một tiêu chí “vàng” của thầy thuốc đông y. Đó là “chữa bệnh khi bệnh chưa phát” (nội kinh)! Muốn vậy, theo các nhà nghiên cứu ở Maryland, đừng quên hai chuyện:
- Nhớ cười cho thường vì nội tiết tố endorphine được tuyến yên phóng thích khi hả hê là khắc tinh của tình trạng xơ vữa mạch máu. Mạch máu không co thắt thái quá, thành mạch không chai cứng, dòng máu không đậm đặc thì huyết áp chắc chắn phải trong định mức bình thường. Cứ xem gương mặt của dân thành thị vào giờ kẹt xe thì hiểu ngay vì sao bệnh viện tim còn lâu mới hết quá tải.
- Cần có các món ăn giữ cho máu loãng như nấm, bưởi, rau diếp cá… cho thường trên bàn ăn. Khéo hơn nữa là áp dụng các loại dược thảo có công năng bảo vệ thành mạch máu, đồng thời thư giãn thần kinh, nếu không thường xuyên thì định kỳ, để ổn định huyết áp. Điều chỉnh bao giờ cũng khéo hơn hưng phấn hay ức chế.
Kết hợp với hợp chất kháng ôxy hóa
Chuyên gia ở Viện Mykotroph, một trong các trung tâm nghiên cứu về nấm nổi tiếng ở châu Âu, ắt hẳn có lý do chính đáng với lời khuyên dùng nấm làm thuốc phòng ngừa bệnh cao huyết áp. Không sai vì nhờ cơ chế tác dụng đa dạng của nấm, bao gồm:
- Hạ loại mỡ độc hại Triglyceride và LDL trong máu.
- Tăng loại mỡ hữu ích HDL.
- Yểm trợ chức năng giải độc của lá gan, đồng thời ức chế phản ứng tổng hợp chất béo.
-Ngăn chặn tiến trình tổng hợp homocystein, chất keo dán chặt tiểu cầu, chất vôi, cholesterol vào thành mạch, ở người quá stress.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Heidelberg từ nhiều năm qua đã cổ động cho việc kết hợp hoạt chất kháng ôxy hóa như polyphenol, anthocyanin, flavoinoides của cây thuốc, rau quả trong phác đồ điều trị để thầy thuốc qua đó giới hạn phản ứng phụ nghiêm trọng của thuốc đặc hiệu nhờ làm hạ mỡ trong máu mà không cần dùng thuốc đặc hiệu quá lâu, giảm lượng thuốc hạ áp nhờ tác dụng hỗ tương của dược thảo giữ máu loãng. Ngoài ra, nó còn bảo vệ thành mạch trước độc chất ôxy hóa trong môi trường ô nhiễm, chống tình trạng co thắt vi mạch bất ngờ ở đối tượng đã phát hiện tình trạng thuyên tắc mạch vành, giữ độ nhớt của máu trong định mức lý tưởng để qua đó bảo vệ đáy mắt, cầu thận, đầu chi.
Kết hợp với đông y hiện đại Thuốc đặc hiệu, cho dù hiệu quả cấp kỳ cách mấy, vẫn chỉ là giải pháp, trong khi người bệnh cần biện pháp dự phòng. Người chưa bệnh nhưng thuộc nhóm miếng mồi ngon của bệnh cao huyết áp vì cuộc sống tẩm đầy stress, cần biện pháp rốt ráo hơn để cầm chân huyết áp trong những khoảnh khắc cam go. Vấn đề đúng là không đơn giản nhưng đáp án xem vậy lại không bất khả thi nếu như thầy thuốc cũng như bệnh nhân đừng quên kinh nghiệm của y học cổ truyền. Kết hợp đông - tây y để cầm chân bệnh cao huyết áp là đúng nhưng phải là đông y với ngôn ngữ và kiến thức của khoa học thực nghiệm, đông y của thời đại này, đông y ở thế kỷ XXI. |
Bình luận (0)