xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đi bộ trong sân nhà, người đàn ông bị đàn ong hàng ngàn con bu kín, đốt

D.Thu

(NLĐO) - Cả đàn ong hàng ngàn con bất ngờ lao vào tấn công khi người đàn ông đang đi bộ trong sân nhà

Ngày 8-9, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (TP Hà Nội), cho biết tại đây đang điều trị cho 2 trường hợp bị ong đốt rất nặng. Trong số này có nam bệnh nhân N.T.N. (61 tuổi, ở Hà Nội).

Đi bộ trong sân nhà, người đàn ông bị đàn ong hàng ngàn con bu kín, đốt - Ảnh 1.

Người đàn ông bị gần 300 nốt ong đốt phải nhập viện điều trị. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trước đó, ngày 29-8, trong lúc đang đi bộ ở sân bất ngờ ông bị một đàn ong khoái tấn công. Cả đàn ong đen kịt lên tới vài ngàn con bu kín người. Người nhà phải dùng bình xịt muỗi thì mới giải cứu cho ông thoát khỏi đàn ong.

Tại thời điểm nhập viện bệnh nhân được xác định bị gần 300 nốt ong đốt. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhiễm độc đang xảy ra ồ ạt, hồng cầu bị vỡ, cơ và mắt bị tổn thương. Sau 1 tuần điều trị tích cực bệnh nhân đã qua giai đoạn nguy kịch.

Trước đó ít ngày, bệnh viện cũng tiếp nhận một cụ bà 90 tuổi (ở Nam Định) nhập viện với gần 200 nốt ong đốt.

Người nhà cho biết bà bị ong đốt khi ra vườn chặt cây chuối và bị đàn ông vò vẽ đốt nhiều nốt trên toàn thân. Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc đêm ngày 2-9 trong tình trạng tổn thương cơ vân, tổn thương gan, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, suy thận, suy tim. Sau 3 ngày điều trị hồi sức tích cực và chăm sóc đặc biệt, bệnh nhân đang dần hồi phục và tiến triển tốt.

Bác sĩ Nguyên cho biết tai nạn ong đốt gặp rất phổ biến, đặc biệt tăng mạnh vào mùa thu với nhiều loại ong có chứa độc tố như: Ong vò vẽ, ong khoái, ong bắp cày…

Khi bị ong đốt nhiều vết, nguy cơ nhiễm độc rất lớn. Nọc độc của con ong gây hại đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, cần sơ cứu ngay tại cộng đồng, sau đó điều trị tích cực tại y tế cơ sở. Trường hợp bệnh nhân diễn biến nặng cần chuyển tuyến để can thiệp kịp thời.

Sau khi bị ong đốt thì người dân nên uống đủ nước, đặc biệt là các loại nước có chất khoáng, chất muối, nước canh, oresol và khẩn trương đưa tới y tế cơ sở. Tại cơ sở y tế, bệnh nhân cũng cần nhanh chóng bù đủ dịch, đủ nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo