xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đi viện ngày Tết thanh toán BHYT thế nào?

N.Dung

(NLĐO) - Dịp Tết Nguyên đán thường phát sinh một số tình huống cần nhập viện điều trị như: Tai nạn, ngộ độc và một số trường hợp cấp cứu khác. Vậy người bệnh sẽ được thanh toán BHYT như thế nào?

Một số bạn đọc hỏi, những ngày Tết Nguyên đán gia đình có người thân cấp cứu, nhập viện điều trị do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, điều trị bệnh lý... Vậy các trường hợp này sẽ được thanh toán Bảo hiểm y tế (BHYT) như thế nào, nhất là khám chữa bệnh trái tuyến?

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời:

Điểm a Khoản 10 điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu:

Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh BHYT vào ngày nghỉ, ngày lễ:

a) Người có thẻ BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT;

Như vậy, người bệnh chỉ cần có thẻ BHYT và đảm bảo các thủ thục khám chữa bệnh BHYT thì sẽ được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi và mức hưởng. Theo đó, người dân vẫn có thể đến các cơ sở khám chữa bệnh BHYT để khám và điều trị trong những ngày Tết cần đem theo thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân đi kèm như chứng minh nhân dân, căn cước công dân…

Ngoài ra, tại Công văn 1493/BHXH-CSYT, từ 1-6-2021, BHXH cho phép người dân có thể dùng ảnh thẻ trên BHYT hoặc mã QR trên ứng dụng VssID để khám chữa bệnh thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy.

Đi viện ngày Tết thanh toán BHYT thế nào? - Ảnh 1.

Đo thân nhiệt, sàng lọc người bệnh đến thăm khám tại Bệnh viện K Trung ương- Ảnh: Thái Hà

Trường hợp bệnh nhân nhập viện do cấp cứu thì có thể không cần xuất trình thẻ BHYT ngay, mà chỉ cần đảm bảo xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân trước khi xuất viện.

Trong khi đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn, công khai những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT và phải thông báo trước cho người bệnh.

Đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ để làm cơ sở thanh toán.

Như vậy, việc khám và điều trị tại bệnh viện trong ngày Tết giống như những ngày thường. Trường hợp người bệnh đi khám chữa bệnh không đúng tuyến sẽ được thanh toán theo mức hưởng đúng tuyến với các tỉ lệ sau: 

Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú; tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước; tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám chữa bệnh.

Trước đó, BHXH Việt Nam có công văn gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân về việc tăng cường đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT trong dịp Tết Nguyên đán 2022.

BHXH đề nghị BHXH các tỉnh tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT của các cơ sở khám chữa bệnh BHYT để đảm bảo việc giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo đúng quy định hiện hành.

Lưu ý, cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật phù hợp tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế, không để người bệnh phải tự mua; kịp thời kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp không đảm bảo quyền lợi của người bệnh BHYT khi đi khám chữa bệnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo