xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dính thắng lưỡi là phải cắt?

Ths Bs Nguyễn Quốc Dũng (Bệnh viện Nhi Đồng 1)

(NLĐO) – Sau khi NLĐO đăng bài Ngọng nghịu vì…. dính thắng lưỡi, nhiều bạn đọc đã gửi một số câu hỏi xung quanh việc phẫu thuật điều trị dính thắng lưỡi. Để giải tỏa những thắc mắc về tật bẩm sinh này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng khi con trẻ bị dính thắng lưỡi. Ttùy vào mức độ dính thắng lưỡi nhiều hay ít và có ảnh hưởng thế nào đến việc bú, phát âm của trẻ như thế nào mà bác sĩ sẽ chỉ định phải cắt thắng lưỡi hay không.

Thời điểm phẫu thuật tốt nhất

img
Phẫu thuật cắt thắng lưỡi đơn giản và an toàn


Trước đây dính thắng lưỡi thường được cắt sớm, ngay sau khi được chẩn đoán, bằng cách dùng đầu kéo bấm ngang dây thắng lưỡi; nhưng ngày nay thì có khuynh hướng chờ thêm một thời gian, vì ngoài nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng sau mổ hoặc gặp phải những tác dụng phụ của thuốc tê thì việc cắt sớm dính thắng lưỡi có thể làm tổn thương cơ lưỡi.

Do đó, ngay sau sinh, nếu phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại bác sĩ chuyên khoa RHM để được đánh giá chính xác mức độ dính thắng lưỡi, nếu chỉ dính dây thắng lưỡi mỏng thì không cần phẫu thuật.

Điều lưu ý là dính thắng lưỡi ngay sau khi sinh cần được theo dõi thường xuyên để kịp thời can thiệp phẫu thuật nếu trẻ bú khó, bú lâu và tăng cân chậm.

Thời điểm cắt thắng lưỡi phù hợp và an toàn nhất thường là khi bé 3-4 tháng tuổi, nếu muộn quá, chỗ dính thắng lưỡi có mạch máu phát triển, khi cắt thắng lưỡi, bé sẽ đau và có nguy cơ chảy máu.

Thủ thuật đơn giản, an toàn

Cắt thắng lưỡi thực hiện đơn giản, nhanh, an toàn và thông thường chỉ cần gây tê; nhưng với trẻ quá sợ, ngọ nguậy nhiều thì có thể phải gây mê.

Ở trẻ dưới 3 tháng, chỉ cần bôi hoặc tiêm thuốc tê rồi dùng dao điện cắt thắng lưỡi. Ngay sau đó, trẻ có thể bú và có thể được cho về ngay. Đối với trẻ lớn hơn, phải gây tê hoặc gây mê, rồi dùng máy cắt đốt hay dao mổ để cắt thắng lưỡi, sau đó khâu lại và sau vài tuần, vết thương sẽ lành.

Những trường hợp thắng lưỡi dày hoặc quá ngắn và ở những ca phát hiện muộn, thường là sau 3 tuổi, phẫu thuật này có thể gặp một số biến chứng như chảy máu nhiều.

img
Vết khâu sau cắt thắng lưỡi


Thông thường, sau phẫu thuật, trẻ bị đau, gặp khó khăn trong ăn uống và có thể sốt nhẹ trong ngày đầu. Ở nơi cắt thắng lưỡi, thường có vết màu trắng, đó là diễn tiến bình thường sau đốt điện, không nên quá lo.

Riêng những trẻ bị dính thắng lưỡi nhưng mắc các bệnh lý về máu như bệnh máu khó đông, suy giảm tiểu cầu, leucemie, tiểu đường ... thì không được tiến hành phẫu thuật theo qui trình bình thường.

Những lưu ý sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, trong việc theo dõi và chăm sóc trẻ, phụ huynh cần lưu ý không cho trẻ cắn vào lưỡi để tránh chảy máu; không cho trẻ sờ vào vùng phẫu thuật để tránh nhiễm trùng; uống thuốc đúng theo toa bác sĩ; ngày đầu tiên nên cho trẻ uống sữa hay ăn thức ăn lỏng, cho uống nhiều nước và không cho trẻ ăn thức ăn nóng.

Nếu trẻ bị khâu một số mũi ở vùng dưới lưỡi, nên hướng dẫn trẻ thực hiện một số bài tập vận động lưỡi, giúp luỡi di động tốt và tránh sẹo sau này. Ngoài ra, nếu có gì bất thường, nên đưa trẻ đến bác sĩ khám lại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo