Khám cho một bệnh nhân trật khớp tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
Khổ vì… không chịu bó bột
Một số bệnh nhân khác lại gặp chứng trật khớp vai tái hồi. Đó là trường hợp khớp vai bị trật, đã nắn chỉnh nhưng sau đó lại dễ dàng trật lại nhiều lần khi họ lỡ vận động mạnh. Nguyên nhân của hiện tượng này cũng xuất phát từ việc bệnh nhân không được điều trị đúng cách trong lần trật khớp đầu tiên, dây chằng không lành, không còn khả năng giữ vững khớp và cấu tạo khớp nhiều khi cũng không còn chuẩn do một số tổn thương “ngầm” có thể đã bị bỏ qua.
Theo BS Ánh, tổn thương dây chằng có thể chia làm 3 mức độ; mức độ 1, nhẹ nhất, là dây chằng bị dãn ra; mức độ 2 là đứt một phần và không co lại được; mức độ 3, là đứt hoàn toàn. Ở mức độ 1 và 2, dây chằng có thể dần lành lại nếu bệnh nhân được điều trị bảo tồn đúng cách; ở mức độ 3 thường phải phẫu thuật. Vai trò của dây chằng trong các khớp cũng khác nhau tùy theo cấu tạo của khớp. Trong cơ thể người, có những khớp vốn đã vững vàng sẵn như khớp háng có ổ cối chắc chắn, còn ở những khớp trượt như khớp gối, cổ chân… thì vai trò của dây chằng cực kỳ quan trọng.
Lành sau 3 tuần
Theo BS Định, các tổn thương trật khớp, bong gân có thể lành trong vòng 3 tuần sau khi được nắn chỉnh, với điều kiện được cố định tốt và bệnh nhân hạn chế vận động. Vì vậy, nếu sau 3 tuần mà bệnh nhân vẫn thấy đau thì nên nghĩ những tổn thương khác ở phần sụn, dây chằng, vốn chỉ phát hiện được qua chẩn đoán hình ảnh. Khi đó, bệnh nhân nên tìm đến BS chuyên khoa để được đánh giá, chẩn đoán và tiếp tục điều trị bằng nội khoa hoặc phẫu thuật.
BS Định cũng đặc biệt lưu ý bệnh nhân trật khớp, bong gân không nên tự ý bó các loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc. Việc làm này sẽ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập qua da, lỗ chân lông, dẫn đến viêm. Khớp lúc này đang bị tổn thương, xuất huyết nên cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nếu lựa chọn đông y, bệnh nhân nên tìm đến các BV, thầy thuốc có uy tín, có chuyên môn chứ đừng “tự làm BS”.
Cần hạn chế vận động Theo BS Vương Hữu Định, ngoài việc nắn chỉnh, cố định thì bệnh nhân trật khớp, bong gân cũng cần có một chế độ vận động phù hợp. Nhiều trường hợp không nặng, bệnh nhân có thể được cố định bằng băng thun, không vướng víu như bó bột nhưng nếu cứ thế mà đi lại, làm việc như bình thường, vết thương bị tác động liên tục thì khó mà phục hồi. BS Đỗ Trọng Ánh cũng lưu ý các trường hợp bệnh nhân là trẻ em, vốn hiếu động thì rất cần sự nhắc nhở, trông nom của cha mẹ để phần cơ thể bị chấn thương được “nghỉ ngơi” đúng cách. |
Bình luận (0)