xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Dùng ôxy tại nhà - 2 cách nghĩ đáng lo

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM)

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) cho biết không có chuyện thở ôxy khi SpO2 tụt sẽ gây ngộ độc. Cũng không nên nghĩ có ôxy thở là xong rồi, không cố gắng tập thở, tập nằm đúng tư thế

Đã có người nồng độ ôxy trong máu (SpO2 ) tụt mà không dám thở ôxy tại nhà dù có sẵn, chỉ vì sợ nguy hiểm. Điều đó không đúng. Ngược lại, tiếp cận với ôxy rồi mà buông luôn, không cố gắng tập thở, tập nằm đúng tư thế, cũng không nên.

Khi bệnh nhân Covid-19 trở nặng, bắt đầu khó thở, SpO2 tụt, điều đầu tiên là báo với y tế. Nếu có thể tiếp cận với y tế, có thể đi bệnh viện thì chắc chắn nên đi. Nhưng nếu sự quá tải làm bạn chậm tiếp cận được với y tế mà bên cạnh có sẵn nguồn ôxy hay có người mang bình ôxy, máy tạo ôxy đến, đừng ngại sử dụng.

Nếu y tế địa phương chưa kịp xuống, hãy gọi cho các đường dây tư vấn: tổng đài 1022, tổng đài của các trường đại học, các bác sĩ nhận tư vấn miễn phí... Nên có một bác sĩ để hướng dẫn bạn sử dụng nguồn ôxy đó có hiệu quả: điều chỉnh máy ra sao, bao nhiêu lít/phút, cách theo dõi song song giữa đồng hồ ôxy và chỉ số SpO2 thế nào... Ví dụ bạn đang có máy tạo ôxy mà chỉ vặn có 1 lít/phút thì sẽ không đủ cho một người lớn, thở hoài SpO2 cũng không lên, vẫn mệt.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Dùng ôxy tại nhà - 2 cách nghĩ đáng lo - Ảnh 1.

Nhân viên y tế hướng dẫn người nhà của bệnh nhân cách sử dụng bình ôxy tại nhà Ảnh: HUẾ XUÂN

Không có chuyện thở ôxy khi SpO2 tụt sẽ gây ngộ độc. Người ta chỉ bàn chuyện "quá liều" đối với các trường hợp trẻ sơ sinh cần hỗ trợ ôxy hoặc một người nào đó đang khỏe mạnh tự dưng đem ôxy về thở cả tháng thì có thể có hại. Bệnh này toàn người lớn cần hỗ trợ ôxy vì trẻ con bệnh thường rất nhẹ nên không cần bàn, không cần lo.

Cũng không nên nghĩ có ôxy thở là xong rồi, SpO2 sẽ tự lên. Dù đã tiếp cận được với ôxy, bạn vẫn phải tự cố gắng tập thở, kết hợp với các tư thế nằm sấp cải thiện ôxy phổi. Bởi lẽ chính việc tập thở, các thế nằm cũng là cách để bạn tự cải thiện chỉ số SpO2. Không cần tháo ôxy ra khi tập thở. Cứ bình tĩnh tập từ từ, không cần quá vội, có khi mới tập hít quá mạnh sẽ bị ho nặng. Nhiều trường hợp không tiếp cận được nguồn ôxy, chưa nhập viện được mà nhờ chịu khó tập thở, tập nằm sấp theo các tư thế được hướng dẫn, chỉ số SpO2 cũng dần phục hồi.

Cho dù bạn có đi bệnh viện đi nữa, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn phải vận động, phải tập thở, phải trở mình theo các tư thế đó.

Khi thấy ổn định rồi, tạm hết mệt rồi vẫn phải giữ liên lạc với bác sĩ điều trị, vẫn phải cố liên lạc với y tế nếu họ vẫn chưa tiếp cận bạn. Qua một cơn, bạn chưa chắc an toàn. Khi nào hết bệnh hẳn rồi mới an toàn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo