Công trình do Đại học Baylor ở Robbins (Mỹ) khẳng định nếu khi còn là trẻ em, một người phải chứng kiến cha mẹ ly hôn, nồng độ hormone tình yêu oxytocin có thể bị thấp suốt đời. Sự thiếu hụt này ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe cũng như mối quan hệ lứa đôi về sau.
Theo giáo sư - tiến sĩ Maria Boccia, oxytocin là một hóa chất thần kinh quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi và rất nhạy cảm với tác động của các sự kiện căng thẳng trong giai đoạn đầu đời. Cơ chế của nó chưa cụ thể và cũng chưa rõ liệu những dạng căng thẳng khác có đem đến tác động tương tự hay không.
Khi còn là trẻ em, một người phải chứng kiến cha mẹ ly hôn, nồng độ hormone tình yêu oxytocin có thể bị thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như mối quan hệ lứa đôi về sau.
Như nhiều nghiên cứu khác đã chứng minh, oxytocin, còn gọi là "hormone âu yếm" chủ yếu tăng tiết khi chúng ta có hành động ôm, hôn, nắm tay, gần gũi với bạn tình, đặc biệt là trong giai đoạn cực khoái của "chuyện ấy". Oxytocin vừa khiến bạn tận hưởng những cảm xúc đó ở mức thăng hoa nhất, vừa gia tăng sự lãng mạn của bạn đối với bạn tình.
Về sức khỏe tâm thần, oxytocin được chứng minh là cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của "hồi hải mã" - vùng hippocampus trong não bộ, chịu trách nhiệm chính cho khả năng học tập và trí nhớ. Sức khỏe của "hồi hải mã" ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ mắc Alzheimer và các bệnh mất trí nhớ khác, vốn là nguyên nhân gây chết sớm hàng thứ 5 thế giới và không có thuốc chữa.
Trong nghiên cứu này, các tác giả còn phát hiện ra người có nồng độ oxytocin thấp cũng trở thành những bậc cha mẹ hay gặp rắc rối trong việc nuôi dạy con cái.
Dù cơ chế tác động của sự kiện cha mẹ ly hôn đầy căng thẳng với mức thấp của hormone tình yêu chưa rõ ràng, nhưng có thể tin rằng cách các bậc cha mẹ giải quyết sự việc êm đẹp hơn khi chia tay cũng góp phần giảm căng thẳng cho trẻ nhỏ, từ đó có thể giúp phòng bệnh tật sau này. Người lỡ đối diện với căng thẳng này tuổi thơ ấu cũng nên xếp mình vào nhóm nguy cơ để có thể phòng nhóm bệnh mất trí nhớ, cũng như tìm đến trợ giúp tâm lý khi có rắc rối trong quan hệ gia đình.
Nghiên cứu dựa trên 128 tình nguyện viên 18 đến 62 tuổi, trong đó 27,3% đã trải qua việc cha mẹ ly hôn khi còn nhỏ. Công trình vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Comparative Psychology.
Bình luận (0)