Nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Shinako Inaida, đến từ Trường Cao học Y khoa tại Đại học Kyoto (Nhật Bản) và vừa được công bố trên tạp chí Cancer Immunology Research của Hiệp hội Ung thư Mỹ.
Tình trạng tưởng "không liên quan" đó chính là sự xuất hiện thường xuyên hơn các vấn đề liên quan tới nhiễm trùng, bao gồm các bệnh rất thông thường như cúm, viêm dạ dày – ruột, viêm mũi họng, viêm gan, viêm phổi... bạn có thể đơn giản thấy phiền toái khi cứ liên tục gặp phải các đợt bệnh nối tiếp nhau.
Bỗng dưng dễ bị nhiễm bệnh có thể là dấu hiệu sớm cho thấy nguy cơ ung thư của bạn đang gia tăng - ảnh minh họa từ Internet
Tuy nhiên theo tiến sĩ Inaida, đó có thể là dấu hiệu trục trặc của hệ miễn dịch, mà sự gián đoạn của hệ miễn dịch là một trong các yếu tố có thể khiến ung thư phát triển, bên cạnh việc tiếp xúc với các chất gây ung thư, các vấn đề sức khỏe mạn tính hoặc di truyền.
Để đi đến kết luận này, các tác giả đã nghiên cứu hơn 50.000 tình nguyện viên, trong đó có 2.354 người bị ung thư ác tính. Họ nhận thấy rằng sự gia tăng các bệnh nhiễm trùng đột ngột trong một thời gian có thể là dấu hiệu báo động cho sự phát triển các khối u của bệnh ung thư hạch, bệnh bạch cầu lymphocitic mạn tính, u tủy..., nhưng không liên quan đến các khối u dạng rắn.
Tỉ lệ phát triển ung thư cao hơn 18% với người hay bị cúm, 46,1% với người hay viêm dạ dày ruột, 232,1% với người viêm gan và 135,9% với người viêm phổi. Điều đặc biệt nhất ở đây là tăng nhiễm trùng ở một cơ quan không có nghĩa là bạn sắp bị ung thư ở cơ quan đó: căn bệnh có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận nào khác.
Các kết quả cho thấy khi sức khỏe có tín hiệu bất thường, "bệnh lên bệnh xuống", bạn rất cần được đánh gia tổng thể, bao gồm việc tầm soát ung thư chặt chẽ hơn.
Bình luận (0)