xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giảm tác hại và giảm nhu cầu: Tìm hướng tiếp cận hiệu quả

Lê Khánh

Cùng chung mục tiêu giảm gánh nặng sức khỏe, y tế do thuốc lá điếu gây ra, nhưng thế giới chia thành 2 xu hướng rõ rệt. Mức độ thành công của hai hướng tiếp cận này là cơ sở tham chiếu cần thiết cho các cơ quan bộ ngành trong việc đưa ra hướng quản lý hiệu quả.

Theo đó, hướng thứ nhất áp dụng việc tăng thuế và hướng tới việc loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá. Hướng còn lại thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác hại thuốc lá điếu bằng các sản phẩm thuốc lá không khói nhằm giảm rủi ro cho những người hút thuốc lá trưởng thành lựa chọn tiếp tục hút thuốc.

Anh, Nhật Bản: Dùng công nghệ của công ty thuốc lá để… giảm tác hại thuốc lá

GS. John Newton, người chịu trách nhiệm về các nỗ lực nâng cao sức khỏe tại Cơ quan Y tế Anh, cho biết trong mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc lá điếu đốt cháy từ 15% xuống dưới 5%, thì các sản phẩm thuốc lá không khói đã trở thành một phần quan trọng. Ông khẳng định bản thân ban đầu có sự hoài nghi về các sản phẩm không khói liệu có thật sự góp phần vào việc giúp giảm nhu cầu thuốc lá điếu, song dữ liệu và thực tế đã chứng minh theo hướng tích cực.

Năm 2019, tại Anh có hơn 4 triệu người chuyển đổi sang các sản phẩm không khói. Trong số đó, 2,2 triệu người đã bỏ hoàn toàn sản phẩm thuốc lá điếu đốt cháy gây hại này. Các sản phẩm thuốc lá không khói cũng làm tăng cơ hội loại bỏ thuốc lá điếu thành công lên gần 20%, bằng với tỷ lệ của varenicline (một loại dược phẩm hỗ trợ cai nicotin) và gấp đôi so với miếng dán nicotin (9%).

Giảm tác hại và giảm nhu cầu: Tìm hướng tiếp cận hiệu quả - Ảnh 1.

Gánh nặng y tế do thuốc lá điếu đốt cháy gây ra cần sớm được loại bỏ

Tương tự, tại Nhật Bản, thuốc lá làm nóng (hay còn gọi thuốc lá nung nóng) được cho là một trong những yếu tố giúp giảm thiểu tỷ lệ hút thuốc lá điếu tại nước này. Trong vòng 3 năm kể từ khi thuốc lá làm nóng được giới thiệu vào Nhật Bản, mức tiêu thụ thuốc lá điếu đốt cháy giảm 34%.

Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng, thuốc lá làm nóng không dẫn đến tình trạng "bắt đầu sử dụng" thuốc lá và "hiện tượng bắc cầu" (từ việc sử dụng thuốc lá làm nóng chuyển sang hút thuốc lá điếu) ở thế hệ trẻ tại Nhật Bản. Tỷ lệ người dùng kép ít hơn 30% trong số những người dùng thuốc lá làm nóng (hơn 70% chỉ dùng mỗi thuốc lá làm nóng). Sản phẩm thuốc lá làm nóng cũng không thu hút những người đã cai thuốc lá thành công và chưa từng hút thuốc.

Giảm nhu cầu: đã thực sự hiệu quả?

Thái Lan thuộc nhóm các quốc gia theo xu hướng kiểm soát thuốc lá khắt khe hướng tới mục đích giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, nhưng kết quả của cuộc chiến chống thuốc lá của họ lại không mấy khả quan. Chính phủ nước này đã triển khai 15 biện pháp nghiêm ngặt, bao gồm 8 đợt tăng thuế để kéo giảm nhu cầu cùng nhiều biện pháp siết chặt cơ hội người tiêu dùng tiếp cận với thuốc lá và các sản phẩm chứa nicotine. Trong vòng 11 năm (từ năm 2006 đến 2017), tỷ lệ hút thuốc lá điếu tại Thái Lan chỉ giảm 2,8%. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân là do chính phủ nước này vẫn áp dụng hướng tiếp cận cũ để kiểm soát việc tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá và chưa xem xét kỹ lưỡng các nghiên cứu khoa học giảm thiểu tác hại của các sản phẩm thuốc lá không khói.

Ở Việt Nam, việc sử dụng thuốc lá điếu đốt cháy cũng đang là vấn đề đáng báo động với khoảng 15,6 triệu người hút thuốc, thuộc top 15 quốc gia hút thuốc lá hàng đầu trên thế giới. Mặc dù Việt Nam cũng có những thành tích đáng ghi nhận về tỷ lệ giảm thuốc lá, nhưng vẫn xa so với kỳ vọng mà chính phủ đặt ra.

Trải qua gần 1 thập kỷ tính từ khi Luật phòng, chống tác hại thuốc lá ra đời năm 2012, đến lúc cần các cơ quan quản lý nhìn lại những chiến lược đang thực thi hiện nay. Liệu các biện pháp theo hướng dẫn của WHO mà Việt Nam và các quốc gia khác như Thái Lan đang áp dụng có thật sự giúp Việt Nam "thoát khỏi" danh sách các nước có tỷ lệ thương vong cao do thuốc lá gây ra.

Tại Việt Nam, các sản phẩm thuốc lá không khói dù có mặt trên thị trường từ 2017, nhưng đến nay vẫn ung dung nằm ngoài vòng quản lý của pháp luật. Điều đáng nói là sản phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ và không bảo đảm chất lượng ngày càng phổ biến trên thị trường chợ đen, không chỉ gây thất thu ngân sách nhà nước, mà còn tạo ra mối nguy cho sức khỏe cộng đồng. Một số chuyên gia trong và ngoài nước nhận định, nếu không cởi mở hơn với hướng tiếp cận "giảm thiểu tác hại" và sớm đưa vào quản lý các sản phẩm thuốc lá không khói, các cơ quan quản lý sẽ mất đi cơ hội lớn trong việc nâng cao hiệu quả của chiến lược kiểm soát thuốc lá toàn diện.

Báo cáo về xu hướng hút thuốc lá toàn cầu năm 2019 của Tổ chức Y tế Thế giới WHO mặc dù tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá trên toàn cầu có sụt giảm nhưng tiến trình đáp ứng mục tiêu toàn cầu các quốc gia đặt ra là giảm tiêu dùng thuốc lá 30% vào năm 2025 vẫn không được như ý. Với tốc độ như hiện tại, dự kiến sẽ chỉ giảm 23% vào năm 2025.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo