xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giảm thiểu tác hại- hướng tiếp cận phù hợp với công ước khung

Phụng Đài

Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) với sự tham gia thảo luận của 193 chính phủ do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì được xem là công cụ hiệu quả trong việc phòng chống thuốc lá trên toàn cầu (Việt Nam là nước thành viên).

FCTC đặt ra những nghĩa vụ pháp lý cho các quốc gia khi tham gia. Đã có nhiều quốc gia thành viên Công ước đưa hướng tiếp cận giảm thiểu tác hại thuốc lá vào các chiến lược chăm sóc sức khoẻ quốc gia, khẳng định việc này là phù hợp với mục đích ban đầu của FCTC nhằm giảm vấn nạn hút thuốc lá trên toàn cầu.

Giảm thiểu tác hại: cần thiết cho chiến lược y tế công

Philippines và New Zealand chuẩn bị thông qua luật công nhận hướng tiếp cận giảm thiểu tác hại thuốc lá trong chiến lược y tế công cộng. Bà Robyn Gougelet, đang làm việc tại Pinney Associates và tư vấn về chiến lược chính sách pháp luật và quản lý y tế công cộng cho các nỗ lực giảm tác hại thuốc lá ở Hoa Kỳ cho biết quyết định của Hạ viện Philippines thông qua dự luật điều chỉnh thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng (thuốc lá nung nóng) là phù hợp với FCTC, một hiệp ước toàn cầu được các quốc gia thành viên của WHO thông qua.

"Dự luật của Quốc hội Philippines đề cập giảm thiểu tác hại chính là hướng tiếp cận cốt lõi của mọi vấn đề liên quan đến kiểm soát thuốc lá; đóng vai trò rất lớn, bởi bất kỳ ai quan tâm đến giải pháp giảm thiểu tác hại đều mong muốn đạt được điều này", bà Robyn Gougelet phát biểu tại Diễn đàn Toàn cầu về Nicotin tổ chức trực tuyến tại Liverpool vào ngày 17,18-6-2021.

New Zealand cũng triển khai luật kiểm soát thuốc lá tương tự, theo đó sẽ phân biệt rõ giữa các sản phẩm thuốc lá đốt cháy và không đốt cháy (các sản phẩm thuốc lá không khói). Các chuyên gia cho rằng, đó là cách đúng đắn khi nhìn nhận về FCTC.

Giảm thiểu tác hại- hướng tiếp cận phù hợp với công ước khung - Ảnh 1.

Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC)

FCTC là tài liệu của các bên liên quan, của chính phủ các quốc gia là thành viên của hiệp ước đó. Hiệp ước nhấn mạnh khói của thuốc lá điếu đốt cháy chính là chất gây ung thư, tác nhân gây đột biến và tất cả các vấn đề liên quan. Theo bà Rebecca Taylor, cựu thành viên Nghị viện EU thì tất cả các chi tiết trong Hiệp ước đều đã có sẵn, như hướng tiếp cận giảm thiểu tác hại. Theo đó, nếu có những phát triển khoa học về giảm thiểu tác hại trong tương lai thì các chính phủ cần phải xem xét.

Đưa thuốc lá không khói vào chính sách kiểm soát thuốc lá quốc gia

Ông Clive Bates, cựu công chức từng làm việc cho các tổ chức tại Anh Quốc và Liên hợp quốc lưu ý rằng, sự khác biệt giữa các sản phẩm đốt cháy và không đốt cháy quan trọng hơn là sự khác biệt giữa thuốc lá và các sản phẩm không phải thuốc lá. "Đó là sự thay đổi mấu chốt về tư duy cần có. Vấn đề mà chúng ta cần quan tâm chính là quá trình đốt cháy, chứ không nhất thiết phải là bản thân nguyên liệu thuốc lá". Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần phải có một chương trình nghị sự tự do cởi mở hơn về các sản phẩm không đốt cháy, bao gồm các vấn đề về môi trường pháp lý, bối cảnh tài chính và bối cảnh thông tin cộng đồng.

Ngày 11-11-2004, Việt Nam đã ký tham gia Công ước. Sự ra đời của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHLT) đã được Quốc Hội khoá 13 phê chuẩn vào ngày 18-6-2012, có hiệu lực từ ngày 1-5-2013, là một trong những cam kết cụ thể của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu của Công ước Khung quốc tế này.

Các sản phẩm không khói bao gồm thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử. Hiện tại có một sản phẩm thuốc lá làm nóng đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép kinh doanh với chỉ định Giảm thiểu phơi nhiễm. Sản phẩm được sản xuất bởi một tập đoàn thuốc lá có trụ sở tại Mỹ, đến nay đã hiện diện tại 67 nước trên toàn cầu. Điều trùng hợp là hơn 2/3 trong số 67 quốc gia này đang nằm trong Công ước khung FCTC thuộc WHO.

Tại Việt Nam, đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết đang tiếp tục tiếp thu ý kiến góp ý của các Bộ, ngành và phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất chính sách quản lý đối với các loại hình thuốc lá thế hệ mới, đảm bảo chặt chẽ, phù hợp Luật PCTHTL và Chiến lược Quốc gia về giảm thiểu tác hại của thuốc lá, phù hợp thông lệ quốc tế. Bộ Công Thương là đơn vị được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì dự thảo quản lý thuốc lá thế hệ mới.

Tại Nghị định số 106/2017/NĐ-CP ngày 14-9-2017, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức có liên quan nghiên cứu xây dựng quy định phù hợp để quản lý các sản phẩm thuốc lá điện tử trình Thủ tướng Chính phủ.

Tháng 10-2020, Văn phòng Chính phủ (VPCP) đã có công văn 8750 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương đề xuất chính sách quản lý đối với thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, tại văn bản số 4861/VPCP-CN; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12-2020.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo