xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

COVID-19 hết khẩn cấp nhưng AIDS vẫn là đại dịch

Roman Nguyễn

(NLĐO) - Hôm nay, 21-5, là ngày tưởng niệm những nạn nhân của căn bệnh AIDS.

Hàng năm vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng 5, thế giới tổ chức ngày tưởng nhớ về những nạn nhân của căn bệnh AIDS (International AIDS Candlelight Memorial).

Ngày lễ này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1983 tại San Francisco (Mỹ) và được điều phối bởi Mạng lưới toàn cầu những người sống chung với HIV.

Năm 2023, Ngày tưởng niệm AIDS được tổ chức vào ngày 21-5.

COVID-19 hết khẩn cấp nhưng AIDS vẫn là đại dịch - Ảnh 1.

HIV là một căn bệnh gây ra bởi virus suy giảm miễn dịch ở người. Nó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của con người, cuối cùng tước đi khả năng chống lại các bệnh và nhiễm trùng khác trong cơ thể. AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là giai đoạn cuối của nhiễm HIV.

Những bệnh nhân AIDS đầu tiên được phát hiện vào năm 1978 tại Hoa Kỳ. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng HIV ở dạng hiện tại xuất hiện trên hành tinh không quá 50 năm trước. Nó đã được lan rộng bởi "cuộc cách mạng tình dục" quét qua các nước phương Tây vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970. Năm 1985, các nhà khoa học đã xác định rằng những con virus đầu tiên được truyền qua người là từ loài khỉ.

Năm 1987, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt tên của tác nhân gây bệnh AIDS - "virus suy giảm miễn dịch ở người" .

Trong cùng năm đó, Đại hội đồng Y tế Thế giới đã thông qua một chiến lược toàn cầu để chống lại AIDS.

COVID-19 hết khẩn cấp nhưng AIDS vẫn là đại dịch - Ảnh 2.

Các tình nguyện viên thắp nến tưởng niệm các nạn nhân AIDS

Chẩn đoán kịp thời và tiếp cận sớm với liệu pháp kháng retrovirus (ART) đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại HIV. Không có cách chữa khỏi HIV nhưng với việc tuân thủ đúng ART, bệnh nhân có thể sống lâu và khỏe mạnh.

Đồng thời, vào tháng 2-2022, trường hợp nhiễm HIV thứ tư được chữa khỏi trên thế giới thông qua ghép tủy xương và truyền máu cuống rốn đã được ghi nhận tại New York (Mỹ). Trường hợp đầu tiên chữa khỏi hoàn toàn HIV theo cách này đã được ghi nhận vào năm 2007.

Theo báo cáo năm 2021 của Chương trình Liên hợp quốc về AIDS (UNAIDS), căn bệnh này vẫn là một đại dịch trên toàn thế giới.

Theo WHO và UNAIDS, số người nhiễm HIV trên toàn cầu vào năm 2021 là 38,4 triệu người, 2/3 trong số đó (25,6 triệu) sống ở khu vực châu Phi. 650.000 người chết vì các nguyên nhân liên quan đến HIV. Có 1,5 triệu ca nhiễm HIV mới. 40,1 triệu người đã chết vì các bệnh liên quan đến HIV kể từ đầu đại dịch. Tính đến ngày 30/12/2021, 28,7 triệu người đang được điều trị ARV.

Vào tháng 3 năm 2021, Ban Điều phối Chương trình UNAIDS đã thông qua Chiến lược AIDS toàn cầu mới giai đoạn 2021-2026 để đảm bảo rằng mọi quốc gia và cộng đồng đều đang đi đúng hướng để chấm dứt AIDS như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo