xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khoảng 60% bệnh nhân máu ác tính sống trên 5 năm sau ghép tế bào gốc

D.Thu

(NLĐO) - Đa phần những kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực huyết học - truyền máu trên thế giới đang được thực hiện tại Việt Nam. Đặc biệt, với liệu pháp ghép tế bào gốc tạo máu đã mang lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh máu ác tính

Chia sẻ bên lề Hội nghị khoa học Huyết học - Truyền máu năm 2022 diển ra ngày 24-11 tại Hà Nội, bác sĩ Bạch Quốc Khánh, Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam, cho biết ghép tế bào gốc tạo máu có thể coi là phương pháp điều trị tối ưu giúp nhiều bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính, di truyền có cơ hội khỏi bệnh, quay lại cuộc sống bình thường.

Theo bác sĩ Khánh, đối với những bệnh nhân ung thư máu ác tính, nếu điều trị đơn thuần thì thời gian sống đến 5 năm khoảng 20-30%, nhưng với phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu, tỉ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm lên tới 50-60%.

Khoảng 60% bệnh nhân máu ác tính sống trên 5 năm sau ghép tế bào gốc - Ảnh 1.

Các đại biểu quốc tế dự Hội nghị Huyết học - Truyền máu toàn quốc năm 2022

Với ghép tế bào gốc tạo máu tự thân là hình thức ghép trong đó khối tế bào gốc tạo máu của người bệnh được thu gom và lưu trữ, sau đó tế bào gốc được truyền trả lại cho người bệnh khi đã kết thúc điều kiện hóa nhằm phục hồi mô tạo máu. Phương pháp này có thể điều trị các bệnh máu như: đa u tủy xương, u lympho Hodgkin, u lympho không Hodgkin, lơ-xê-mi cấp tiền tủy bào….

Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài được ứng dụng để điều trị các bệnh như: lơ-xê-mi cấp dòng tủy và lympho, u lympho Hodgkin, u lympho không Hodgkin, lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, hội chứng rối loạn sinh tủy; suy tủy xương, thalassemia...

Đến nay, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã ghép tế bào gốc tạo máu cho gần 600 ca bệnh, trong đó 2/3 là ghép tế bào gốc máu đồng loài (từ anh chị em ruột, cha mẹ, máu dây rốn).

Theo bác sĩ Khánh, đến nay, phần lớn những kỹ thuật mới nhất mà khu vực và thế giới đang thực hiện như: điều trị nhắm đích bằng các loại thuốc mới nhất, ghép tế bào gốc tạo máu, truyền máu chất lượng cao cho bệnh nhân... đều đã được triển khai ở Việt Nam.

Hiện các nhà khoa học đang tìm những phương pháp điều trị hiệu quả hơn như thuốc điều trị nhắm đích. Loại thuốc này khi vào cơ thể sẽ tìm những tế bào ung thư để tiêu diệt, không gây độc cho cơ thể như hóa trị liệu. Bên cạnh đó là liệu pháp tế bào trị liệu, mở ra nhiều hứa hẹn điều trị khỏi bệnh ung thư máu trong một số trường hợp.

Khoảng 60% bệnh nhân máu ác tính sống trên 5 năm sau ghép tế bào gốc - Ảnh 2.

Tế bào gốc máu dây rốn được lưu trữ tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Liên quan đến việc nhiều gia đình chọn lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn khi con chào đời, như một cách "bảo hiểm" sức khỏe con cái trong tương lai hoặc điều trị các bệnh bẩm sinh, bác sĩ Bạch Quốc Khánh cho biết Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã thực hiện hàng trăm ca ghép tế bào gốc tạo máu từ nhiều nguồn tế bào gốc khác nhau. Trong đó có nhiều ca ghép tế bào gốc từ nguồn tế bào gốc máu dây rốn, đem đến cơ hội hồi sinh cho những người không may mắc bệnh hiểm nghèo.

Tuy nhiên, theo ông Khánh, không phải trường hợp nào cũng cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn. "Tại Mỹ từng công bố một thống kê cho biết có khoảng 5 - 6 triệu mẫu tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ, nhưng thực tế số lượng sử dụng điều trị khá thấp, chưa tới 1.000 mẫu. Do đó, với mỗi trường hợp cụ thể, cần cần có sự tham vấn của các bác sĩ điều trị và chuyên gia về tế bào gốc để đạt hiệu quả ứng dụng cao nhất" - bác sĩ Khánh khuyến cáo.

Hội nghị khoa học lớn nhất của ngành huyết học - truyền máu năm 2022 diễn ra trong hai ngày 24 và 25-11 tại Hà Nội. Đây là hội nghị khoa học lớn nhất của ngành huyết học - truyền máu được tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Hội nghị lần này có sự tham dự của gần 1.500 đại biểu là các chuyên gia quốc tế đến từ Mỹ, Bỉ, Singapore và các nhà khoa học trong nước. Đây là kỳ hội nghị có số lượng đại biểu tham gia lớn nhất từ trước đến nay.

PGS-TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, cho biết hội nghị là dịp để các nhà khoa học, cán bộ trong toàn ngành được gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, báo cáo những kết quả nghiên cứu khoa học, cập nhật thêm những kỹ thuật mới, tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị bệnh máu và đảm bảo nguồn máu an toàn, kịp thời trên toàn quốc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo