Nghiên cứu của Viện Chăm sóc sức khỏe tim mạch Intermeneze (Salt Lake City, Utah, Mỹ) phát hiện ra rằng việc nhịn ăn gián đoạn – kiểu ăn kiêng được nhiều người ưa chuộng hiện nay do được chứng minh là giúp giảm mỡ, chống béo phì và tăng khả năng kiểm soát đường huyết – còn có giá trị đặc biệt với một số bệnh tim mạch nghiêm trọng.
Thay vì dàn đều các bữa trong ngày kiểu ăn này đòi hỏi dồn các bữa vào nửa ngày và ít hơn, khoảng thời gian còn lại hoàn toàn nhịn đói - ảnh minh họa từ Internet
Nghiên cứu dựa trên 2.000 bệnh nhân đã được tiến hành thông tim để tầm soát các bệnh lý tim mạch. Họ được ghi nhận chi tiết về lối sống, cách ăn uống, nhất là việc có nhịn ăn gián đoạn hay không và có thực hiện điều này thường xuyên không. Sau 4,5 năm theo dõi, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có nhịn ăn gián đoạn lại có tỉ lệ sống sót cao hơn những người ăn uống điều độ hơn.
Phân tích sâu hơn cho thấy việc nhịn ăn gián đoạn có thể ảnh hưởng tích cực đến số lượng hồng cầu, các hormone tăng tưởng, làm giảm nồng độ natri và bicarbonate, đồng thời kích hoạt 2 yếu tố đặc biệt là ketosis và autophagy trong cơ thể. Tất các các thay đổi nói trên liên quan đến sức khỏe tim mạch tốt hơn, đặc biệt là giảm nguy cơ suy tim và bệnh động mạch vành.
Trong khi đó, bệnh động mạch vành (vốn làm tăng mạnh nguy cơ nhồi máu cơ tim) và suy tim là 2 vấn đề lớn có thể dẫn đến cái chết sớm.
Trong các chế độ ăn kiêng thời thượng áp dụng nhịn ăn gián đoạn, phổ biến nhất là kiểu ăn 16:8, tức ăn tất cả mọi bữa gói gọn trong vòng 8 giờ trong ngày; để bảo đảm mỗi ngày bạn có một gian đoạn kéo dài 16 tiếng hoàn toàn không ăn. Nhưng theo nghiên cứu mới này, các hiệu ứng thần kỳ lên tim mạch có thể được kích hoạt với chỉ 12 giờ không ăn gì và gói gọn các bữa ăn trong 12 giờ còn lại. Nếu bạn lặp lại điều này thường xuyên, hiệu ứng thậm chí có thể xảy ra với thời gian nhịn ăn ít hơn.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng lưu ý ra rằng kiểu nhịn ăn gián đoạn không phù hợp cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người già yếu. Người đang có bệnh lý nội khoa trước khi áp dụng nên có sự trao đổi với bác sĩ.
Bình luận (0)