PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia trả lời:
Tết là dịp nghỉ ngơi nên nhiều người thường quên đi chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Một bữa ăn chính theo tiêu chuẩn chỉ cần 600-700 calo là vừa đủ thế nhưng đa phần các món ăn trong ngày Tết đều rất dinh dưỡng, giàu chất đạm, chất béo, năng lượng song lại thiếu hụt vitamin, khoáng chất, chất xơ.
Chẳng hạn món bánh chưng được làm từ gạo nếp, thịt mỡ động vật, đậu xanh... là thực phẩm chứa hàm lượng đạm và chất béo rất cao. Người bị béo phì, tim mạch, huyết áp, tiểu đường nên cần hạn chế ăn bánh chưng, nhất là món bánh chưng chiên.
Dù là ngày Tết vẫn nên duy trì chế độ ăn cân đối có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất (hình chỉ mang tính minh họa).
Cùng đó, chế độ ăn quá nhiều đạm từ thịt có thể làm tăng nguy cơ liên quan tới bệnh gout. Khi ăn nhiều chất đạm gan cũng phải gánh chịu để đào thải và chuyển hóa gây ra suy giảm chức năng gan.
Vì thế, dù là ngày Tết nhưng gia đình anh vẫn nên duy trì chế độ ăn cân đối có đủ 4 nhóm thực phẩm là nhóm bột đường (chủ yếu từ các loại ngũ cốc), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu...), nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả...).
Chú ý uống nhiều nước, nước trái cây (1,5-2 lít/ngày) và ăn kèm thêm các loại rau quả để cân bằng dinh dưỡng.
Ngoài ra, cũng cần chú ý trong rượu bia cũng chứa rất nhiều năng lượng. Một lon bia có tới hơn 100 calo và phải tập thể dục (chạy bộ) 30 phút mới có thể tiêu hao hết 100 calo.
Bình luận (0)