Lo sợ hoặc hy vọng mang thai đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt tình dục. Đây là kết luận của bác sĩ phụ khoa chính Nimmi Mahajan tại phòng khám Proactive For Her (Ấn Độ).
Bác sĩ Mahajan nói với tạp chí Health Shots: "Nếu bạn ám ảnh "chuyện ấy" không đem lại khoái cảm như mong đợi thì ham muốn sẽ ngày càng giảm, dẫn đến việc không quan tâm đến sinh hoạt tình dục và khiến cho bạn tình/bạn đời thất vọng. Điều này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cặp đôi đang mong muốn có con lẫn không mong muốn có con".
Theo nghiên cứu khoa học, khi lo lắng thái quá, cơ thể sẽ tiết ra các hormone neuroendocrine (thần kinh nội tiết) thay vì endorphins, hạn chế cảm giác hưng phấn.
"Điều này dẫn đến tình trạng khô âm đạo và thiếu chất nhầy bôi trơn, làm nữ giới cảm thấy đau đớn và không thỏa mãn. Nếu bạn đang căng thẳng hoặc không hứng thú với "chuyện ấy", cơ sàn chậu sẽ co lại, khiến dương vật khó thâm nhập vào sâu bên trong" - bác sĩ Mahajan bổ sung.
Theo tạp chí Industrial Psychiatry (Ấn Độ), trong một số trường hợp, việc lo lắng khả năng mang thai, hay thuật ngữ khoa học là tokophobia, sẽ làm âm đạo bị co thắt.
Nhiều người có khuynh hướng ám ảnh kiểm soát ‘cửa sổ thụ thai’, là khoảng thời gian mà người phụ nữ có khả năng thụ thai thành công cao nếu quan hệ tình dục, trong khoảng thời gian 6 ngày trước và trong quá trình rụng trứng.
Nhiều phụ nữ có khuynh hướng ám ảnh kiểm soát ‘cửa sổ thụ thai’, khiến cho đối phương cảm thấy bị áp lực và không hứng thú với 'chuyện ấy' - Ảnh: Shutterstock.
Bác sĩ Kamma Chhibber, nhà tâm lý học cấp cao, nói: "Nếu cứ chăm chăm vào suy nghĩ phải thụ thai, bạn sẽ khó đạt được cực khoái và không thu được kết quả như mong muốn. Việc lặp đi lặp lại sẽ thành một vòng tròn lẩn quẩn và bạn lại càng lo lắng thêm".
Bác sĩ Chhibber khuyên các cặp đôi nên cải thiện chất lượng "chuyện ấy" bằng cách thả lỏng suy nghĩ và cơ thể, tận hưởng không gian riêng tư bên nhau, tìm giải pháp thích hợp, cùng nhau chia sẻ khó khăn và thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của mình.
Bình luận (0)