xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng nhi: Đừng biến bữa ăn thành nỗi sợ

Thảo Trang thực hiện

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển ở giai đoạn đầu đời. Nghiên cứu mới nhất được công bố tại Hội nghị Thượng đỉnh thường niên về Sự tăng trưởng của Abbott tại Granada, Tây Ban Nha đã chỉ ra rằng gen di truyền ảnh hưởng 20%, trong khi dinh dưỡng và lối sống tác động 80% đến sự phát triển của trẻ.

Tại hội nghị, phóng viên có cơ hội phỏng vấn bà Kim Milano, Chuyên gia Dinh dưỡng tại Chicago, Mỹ về dinh dưỡng nhi khoa, chú trọng đến những khó khăn trong việc ăn uống ở trẻ nhỏ.

Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng nhi: Đừng biến bữa ăn thành nỗi sợ - Ảnh 1.

Bà Kim Milano, Chuyên gia Dinh dưỡng tại Chicago, Mỹ

Phóng viên: Xin bà cho biết làm cách nào để xác định sự tăng trưởng của trẻ?

Bà Kim Milano: Chúng ta thường quan tâm đến chiều cao của trẻ hay nói cách khác là tăng trưởng tuyến tính. Tăng trưởng tuyến tính chỉ được đo bằng chiều dài thân khi nằm ngửa đối với trẻ dưới 2 tuổi; với trẻ lớn hơn, là chiều cao khi đứng thẳng.

Trên thực tế, tăng trưởng của trẻ cần được đo lường trên cả phương diện khách quan và chủ quan ví dụ như cân nặng, chiều cao, chỉ số tăng trưởng, lịch sử gia đình và mức độ hoạt động, tiền sử ăn uống, ăn kiêng, và cả sự quan tâm của cha mẹ.

Nếu trẻ gặp vấn đề về ăn uống, cha mẹ nên xử lý như thế nào?

Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu được nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề trong ăn uống ở trẻ. Đó có thể là những vấn đề về môi trường như mất vệ sinh an toàn thực phẩm; vấn đề liên quan đến tiếp thụ dinh chất dinh dưỡng như nhai nuốt, tiêu hóa, hấp thu; việc tích tụ dinh dưỡng do quá trình chuyển hóa kém hoặc thừa dinh dưỡng; hay những khó khăn khi cho ăn như chán ăn, kén chọn hoặc sợ ăn. Tùy vào nguyên nhân mà có những cách xử lý khác nhau.

Vậy làm sao để giải quyết với những vấn đề này khi cho trẻ ăn, thưa bà?

Kén ăn là vấn đề phổ biến nhất, xảy ra ở 17% trẻ trong độ tuổi tập đi. 5% trẻ mắc chứng chán ăn. Tỉ lệ này có thể nhiều hơn khi trẻ gặp vấn đề sức khỏe. Biểu hiện của chán ăn là trẻ không có hứng thú với thức ăn và ăn rất ít. Trẻ cũng phản ứng chậm khi được cho ăn và rất nhanh no. Cha mẹ cần tăng lượng thức ăn và năng lượng mà bé nạp vào hoặc kích thích bé tự điều chỉnh cảm giác thèm ăn.

Sợ ăn là vấn đề ít xảy ra nhất, chỉ dưới 1% trẻ mới gặp phải. Nó bắt nguồn từ những trải nghiệm xấu mà trẻ gặp phải khi được cho ăn. Do đó, điều mà cha mẹ nên làm là giảm sự cho lắng khi cho con ăn.

Bà có thể tư vấn cho các bậc cha mẹ đang cảm thấy bối rối và căng thẳng mỗi khi cho trẻ ăn được không ạ?

Chúng ta có thể chia cách cho ăn của cha mẹ thành 4 loại: Kiểm soát, nuông chiều, lơ là và tương tác tốt.

Dấu hiệu của một bà mẹ "kiểm soát" là luôn cố gắng kiểm soát số lượng và loại thực phẩm con ăn, lo lắng quá mức. Những ông bố "nuông chiều" thì không biết đặt ra những giới hạn trong bữa ăn và cho con ăn bất cứ cái gì con thích, bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu con muốn. Để giải quyết hai tình trạng này, bên cạnh việc bớt lo lắng và tăng tương tác cũng cần cải thiện cấu trúc bữa ăn nữa.

Các bậc cha mẹ "lơ là" là những người không quan tâm đến nhu cầu của trẻ, thậm chí không biết con mình gặp vấn đề ăn uống. Nếu bạn đang ở trạng thái như vậy, lời khuyên của tôi là hãy nói chuyện với con mình nhiều hơn để hiểu mong muốn của con cũng như vấn đề mà con đang gặp phải.

Kiểu mẫu cha mẹ lý tưởng nhất khi cho trẻ ăn là cha mẹ "tương tác tốt", biết đặt ra giới hạn phù hợp, phản ứng lại với những dấu hiệu thèm ăn/chán ăn của trẻ, tham gia cho con ăn nhưng không can thiệp quá sâu. Cha mẹ "tương tác tốt" nên tăng cường thói quen ăn uống tích cực.

Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng nhi: Đừng biến bữa ăn thành nỗi sợ - Ảnh 2.

Bà có thể cho các bậc cha mẹ một vài lời khuyên để giảm bớt gánh nặng của họ khi cho con ăn được không ạ?

Một điều quan trọng cha mẹ cần chú ý, đó là không tạo áp lực cho trẻ khi ăn vì nó gây khó chịu cho trẻ, dẫn đến các vấn đề về hấp thu hay những khó khăn khi ăn uống. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tạo màu sắc riêng của bữa ăn bằng cách dành thời gian ăn với con, để con tự ăn. Hãy bình tĩnh, giữ thái độ trung lập, tránh cáu giận dù con có bày bừa trên bàn ăn.

Và hãy nhớ cung cấp thức ăn phù hợp cho trẻ dựa theo lứa tuổi và kỹ năng của trẻ. Tuyệt đối nói không thực phẩm không lành mạnh và cho trẻ ăn ít nhất ba lựa chọn món trong một bữa. Nên bổ sung dinh dưỡng cân đối và đầy đủ cho trẻ, cha mẹ có thể cân nhắc lựa chọn bổ sung dinh dưỡng đường uống giúp bù đắp năng lượng và các vitamin khoáng chất thiết yếu.

Xin cảm ơn lời khuyên hữu ích của bà.

Một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện bởi Đại học Y Thái Bình phối hợp cùng Abbott đã chứng minh hiệu quả của việc bổ sung dinh dưỡng cân đối và đầy đủ với tình trạng thấp còi của trẻ từ 24 đến 48 tháng tuổi, giúp cải thiện mức tăng cân và chiều cao trung bình cho các trẻ được nghiên cứu. Dinh dưỡng bổ sung sử dụng trong các nghiên cứu là PediaSure. Đây cũng chính là một cách để mẹ chắc chắn bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con, giúp trẻ phát triển tối ưu giai đoạn đầu đời.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo