Điều này rất có hại: "Lúc kéo xuống ai đó nói chuyện văng vô mặt mình, mình lau đi cũng đỡ, đằng này lại lấy khẩu trang bịt lại ngay, thế là có bao nhiêu mầm bệnh đi vào người mình hết, vì bịt lại thì nó đâu thoát ra được" - ông cảnh báo.
Nếu thấy ngộp khi đeo khẩu trang lâu, BS Trương Hữu Khanh khuyên đừng kéo khẩu trang xuống, mà hãy bình tĩnh hít thở chậm lại, chậm và sâu, nhiều đợt, từ từ sẽ hết ngộp. Trong trường hợp vẫn còn ngộp thì phải tìm chỗ vắng, phía trước không có người, hoặc quay mặt vào chỗ có luồng quạt máy, lấy khăn giấy lau phần mặt không được che chắn rồi mới nới lỏng khẩu trang ra, hít thở chậm lại.
Bộ Y tế đề nghị bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài để góp phần phòng chống hiệu quả những dịch bệnh, trong đó có Covid-19. (Ảnh: HOÀNG TRIỀU)
Khi uống nước thì cũng cần tìm chỗ vắng, lau mặt, sau đó mở hẳn khẩu trang ra (chỉ cầm vào phần dây), tuyệt đối không kéo xuống cằm, vì mặt ngoài có thể chạm vào mũi, miệng.
Theo BS Khanh, người bình thường thì không cần thiết dùng khẩu trang y tế hay khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang vải thường là được. Quan trọng nhất là lớp ngoài của khẩu trang phải chống nước, thì mới bảo vệ bạn khỏi các giọt bắn đường hô hấp. Khẩu trang vải muốn tái sử dụng hàng trăm lần cũng được, dùng xong cần giặt xà bông, phơi nắng, ủi nóng.
Những người phải đi làm ngoài đường cả ngày nên đem vài cái khẩu trang vải để thay khi bị bẩn, ướt, giúp tăng hiệu quả phòng bệnh: chuẩn bị 2 túi zip, một túi để khẩu trang sạch, 1 túi để khẩu trang bẩn. Khẩu trang vải hay y tế thì đeo 1 cái là được, không cần thiết phải đeo quá nhiều lớp. Đeo nhiều cái cùng lúc sẽ dễ thấy ngộp, lại dễ kéo xuống, lợi bất cập hại.
Bình luận (0)