Ban đâu, người ta dùng chiếc khuôn thủy tinh được thiết kế giống như chiếc mũi gốc, rồi xịt lên chất liệu tổng hợp giống như tổ ong để tạo lớp khung cho các tế bào gốc bám vào. Sau đó các chuyên gia tháo bỏ phần khuôn thủy tinh ra, phần khung bằng chất liệu tổng hợp với lớp phủ là các tế bào gốc được phát triển trong lò phản ứng sinh học để tạo nên phần sụn mũi.
Sau khi phần sụn mũi được hoàn thành, chiếc mũi được cấy vào dưới cánh tay của bệnh nhân thay cho chiếc bong bóng. Phương pháp này giúp cho chiếc mũi giả kết nối với các dây thần kinh và mạch máu nhỏ, cũng như phát triển lớp biểu bì phủ bên ngoài mũi, được lấy từ da cánh tay.
Sau khoảng 3 tháng, chiếc mũi sẽ được lấy ra khỏi tay và khâu vào mặt của bệnh nhân bằng cách phẫu thuật. Lớp da tay của bệnh nhân cũng sẽ được khâu lại để đưa cánh tay trở về trạng thái bình thường.
Nếu cuộc phẫu thuật thành công, đây sẽ là một cơ hội mới dành cho những bệnh nhân khác bị mất các bộ phận cơ thể trong tai nạn giao thông hay trong chiến tranh.
Bình luận (0)