Người mắc chứng này có sắc mặt trắng bệnh, tinh thần mệt mỏi, lưng gối mỏi nhừ, các chi đều lạnh. Còn loại hình tâm tì đều hư có các dấu hiệu chủ yếu là bất lực, tinh thần ủy mị buồn bã, mất ngủ, mộng nhiều, ăn ít. Đối với loại hình bệnh thận do sợ hãi thì triệu chứng chủ yếu cũng là bất lực, tinh thần buồn khổ, tâm hồn hồi hộp khó ngủ. Cuối cùng là loại hình bệnh gan ức uất với triệu chứng chủ yếu là tinh thần ưu uất, đau liên sườn, dương vật không cương, ăn ít, tiêu chảy. Trong y học hiện đại nó tương đương với chứng suy chức năng.
Sau đây là những món ăn dùng cho từng hình chứng bệnh, tùy theo biểu hiện lâm sàng mà chọn dùng sao cho phù hợp, đạt được hiệu quả cao.
- Đây là phương thuốc chủ trị bất lực do bệnh thận - sợ hãi, có đủ công dụng bổ thận, dưỡng tâm, an thần.
Nguyên liệu: Táo đỏ 5 quả, long nhãn 15 g, hạt sen 15 g, gạo tẻ 100 g.
Cách bào chế: Nấu kỹ, nhỏ lửa táo đỏ và long nhãn, lấy nước bỏ bã. Sau cho hạt sen và gạo tẻ đã vo sạch vào nước táo đỏ long nhãn thành cháo. Mỗi ngày ăn 1-2 lần.
- Chữa bất lực do vì tình chí uất ức, bệnh gan lâu ngày mà sinh bệnh. Dùng phương thuốc này cần lâu dài mới có công hiệu nhất định, nhưng đồng thời phải tự điều nhiếp tinh thần.
Nguyên liệu: Táo lớn 5 quả, tiểu mạch 50 g, gạo tẻ 100 g.
Cách bào chế: Rửa sạch tiểu mạch nấu lấy nước bỏ bã, sau cho táo và gạo tẻ vào nấu thành cháo hoặc giã nát tiểu mạch và táo cùng gạo nấu ăn.
- Chữa chứng bất lực do tâm tì đều hư nhờ tác dụng bổ ích tâm tì của phương thuốc.
Nguyên liệu: Nhân hạt đào 50 g, hoàng kỳ 15 g, đẳng sâm 15 g, cam thảo nướng 6 g, thận lợn 1 quả.
Cách chế biến: Rửa sạch thận lợn cắt bỏ gân trắng, xắt lát mỏng, cho cùng các vị kia nấu thành canh, đợi chín vớt bỏ bã, nêm đủ gia vị. Cách 1 ngày ăn 1 lần, cần ăn liên tiếp 5 ngày liền cho một liệu trình.
Bình luận (0)