Bởi ngay một nước được tiếng hiện đại như Mỹ mà trong số hơn 300 triệu dân cũng đang có khoảng 22 triệu người mắc và mỗi năm, hen suyễn gây ra khoảng 5.000 ca tử vong cùng 2 triệu lần cấp cứu, 500.000 trường hợp nhập viện.
Ở nước ta, tuy chưa có số liệu điều tra toàn quốc nhưng số người mắc bệnh này chiếm khoảng 5% dân số. Điều đáng lo ngại nữa là tỉ lệ trẻ em nước ta mắc hen suyễn khá cao và theo chiều hướng tăng dần. Theo Bộ Y tế, tỉ lệ trẻ em mắc hen suyễn năm 2000 là 8%-9%; năm 2004 là 10%. Tại TPHCM, theo Tổ chức Y tế ISAAC (chuyên nghiên cứu hen suyễn và dị ứng ở trẻ em trên toàn cầu), vào năm 2004 đã có đến 29,1% trẻ em bị hen suyễn (thuộc loại cao nhất của châu Á).
Những con số nêu trên tuy chưa phản ánh đầy đủ thực trạng nhưng đã đủ để thấy hen suyễn là một gánh nặng ở nước ta. Theo PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hô hấp TPHCM, hen suyễn không thể chữa dứt hoàn toàn nhưng lại có thể kiểm soát được, giúp bệnh nhân có một cuộc sống gần như bình thường. Chính điều này nên thông điệp của ngày Hen toàn cầu năm 2011 được WHO đưa ra là “Bạn có thể kiểm soát được bệnh hen suyễn” nhằm kêu gọi cộng đồng hãy chú ý hơn nữa các giải pháp phòng chống, ngăn ngừa hen suyễn.
Hen suyễn có tính gia đình nên nếu cha mẹ từng bị thì trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Những lời khuyên sau đây của các chuyên gia thực sự là không quá khó để chúng ta phòng ngừa ngay trong mỗi gia đình: Không khói thuốc lá, không cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc lá (quần áo, đầu tóc còn vương khói thuốc cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ); ngay từ lúc mang thai, người mẹ cần tránh thuốc lá, rượu, chất gây nghiện; giảm các yếu tố làm tăng cơn hen trong nhà như bụi, nấm mốc, gián, lông động vật; tránh để trẻ tiếp xúc với nước hoa, keo xịt tóc, sơn hoặc các chất tẩy rửa gia dụng; theo dõi cân nặng của trẻ (tăng cân quá mức trong vài năm đầu đời khiến tỉ lệ mắc suyễn cao hơn).
Bình luận (0)