xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người bệnh phải trả tiền cho dịch vụ giả tạo

Theo Lan Anh (Tuổi Trẻ)

Thống kê riêng trong sáu tháng đầu năm 2011 tại 25 địa phương, nhiều bệnh nhân phải trả tiền cho năm loại thuốc bổ trợ, không có tác dụng chữa bệnh. Người bệnh đang bị móc túi hàng chục tỉ đồng từ tình trạng lạm dụng dịch vụ, thuốc...

Dịch vụ siêu nhanh
 
Ông Nguyễn Tá Tỉnh, Phó trưởng ban thực hiện chính sách Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, đơn cử tại hầu hết bệnh viện của tỉnh Phú Thọ, chi phí xét nghiệm, chụp chiếu chẩn đoán lên đến 35-50%/tổng chi khám chữa bệnh. Theo ông Tỉnh, tại một bệnh viện tỉnh này, một máy siêu âm dùng cho 290-300 bệnh nhân/ngày, trong khi yêu cầu tối thiểu một ca siêu âm ổ bụng cần 6 phút, một ca siêu âm tim cần 25 phút.
 
“Thầy thuốc không cần ăn, uống, ngủ nghỉ mà làm việc 24/24 giờ cũng không thể thực hiện được 300 ca siêu âm/ngày. Chúng tôi đặt ba phiếu kết quả siêu âm ổ bụng, tim, siêu âm xuyên sọ của cùng một bệnh nhân cho thấy thời gian tổng cộng chỉ trong vòng 10 phút. Chỉ dúi dúi đầu dò vào bệnh nhân thì làm sao có thể chẩn đoán bệnh! Bệnh nhân đã nhận được dịch vụ giả tạo” - ông Tỉnh bất bình nói.
 
Theo tổng hợp của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tại 25 địa phương trong đó có Hà Nội, chỉ trong sáu tháng đầu năm 2011, năm loại thuốc bổ trợ  (Glutathion tiêm, Ginko Biloba uống, Glucosamin uống, Arginin uống và L-Ornithin-L-aspartat tiêm) được kê cho bệnh nhân cũng có giá bất thường.
 
Trong đó, giá Ginko Biloba uống (cùng loại biệt dược) trúng thầu vào các bệnh viện có thể chênh lệch đến... 12 lần. Người bệnh phải trả từ 5-11,84% tiền thuốc cho các thuốc bổ trợ này. So sánh cùng loại hoạt chất, các thuốc có giá cao được thầy thuốc chỉ định sử dụng nhiều hơn và thường chỉ định theo tên thương mại, trái quy định của Bộ Y tế.
 
Bối rối xử lý
 
Từ năm 2010, thực hiện Luật Bảo hiểm Y tế, trên 90% người có thẻ bảo hiểm y tế phải cùng chi trả 5-20% phí khám chữa bệnh. Vì vậy chi tiêu y tế lãng phí không còn là “cha chung không ai khóc”, mà đánh thẳng vào tiền túi người dân. Chưa kể nhóm gần 40% người bệnh chưa có thẻ bảo hiểm y tế sẽ bị “móc túi” khi chi phí khám chữa bệnh bị đội lên không cần thiết.
 
Theo đánh giá tác động của việc tăng viện phí của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Bộ Y tế, kể từ  ngày 15-4, khi áp dụng mức giá mới ở 447 dịch vụ y tế mới được điều chỉnh giá, chi phí khám chữa bệnh nói chung sẽ cao hơn hiện hành khoảng 30%, do hầu hết các dịch vụ mới được điều chỉnh giá đều thuộc nhóm dịch vụ cơ bản, tần suất sử dụng nhiều...
 
Nếu tiếp tục chỉ định dịch vụ và thuốc như hiện nay, chi phí khám chữa bệnh sẽ tiếp tục tăng cao và phần chi phí bị lãng phí cũng tỉ lệ thuận theo.
 
Năm 2011, Bộ Y tế cho biết tổng số xét nghiệm, chụp chiếu tăng 12-15%, trong khi số bệnh nhân khám chữa bệnh chỉ tăng 6,7%, chứng tỏ vẫn còn những chỉ định thừa, chỉ định lạm dụng. Nhưng xử lý thế nào vẫn còn là câu hỏi khó trả lời vì chỉ định dịch vụ y tế là quyền của thầy thuốc.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo