xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhận dạng vết cắn côn trùng

Tiểu Nguyệt

Ngày hè là khoảng thời gian gắn liền với các hoạt động vui chơi, dã ngoại, các chuyến về thăm quê… mà trẻ nhỏ nào cũng háo hức nhưng nó cũng gắn liền với một dạng tai nạn khá thường gặp: bị côn trùng cắn.

Ghi nhận tại các bệnh viện (BV) nhi ở TP HCM cho thấy trong các tháng hè vừa qua có không ít ca nhập viện vì bị côn trùng cắn. Thậm chí có những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng như em G.B (10 tuổi, ngụ tại Cà Mau) bị suy đa cơ quan sau khi bị ong vò vẽ đốt 60 vết hồi cuối tháng 6 vừa qua. Em được gia đình đưa đến BV địa phương rồi chuyển lên BV Nhi Đồng 1, TP HCM. Rất may, sau 48 giờ lọc máu tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, cháu bé đã thoát khỏi “cửa tử”.

img

Địa điểm mà các bệnh nhi bị côn trùng cắn rất đa dạng: trong nhà, ngoài sân, ngoài đồng, khi chơi trốn tìm trong các bụi rậm. BS Nguyễn Minh Tiến, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1, nơi từng tiếp nhận khá nhiều trẻ bị côn trùng cắn dẫn đến biến chứng nguy hiểm, cho biết: Các loại côn trùng đó có thể là muỗi, kiến, bọ, ve hay nguy hiểm hơn là rết, bọ cạp, nhện rừng... Tùy mức độ độc tố của từng loại mà vết cắn sẽ có những biểu hiện khác nhau, cần quan sát để tìm ra nguyên nhân cũng như nhận định về mức độ nguy hiểm của vết cắn. Nhiều khi vết cắn chỉ bị sưng to, tấy đỏ, ngứa. Nhưng đôi khi trẻ còn gặp phải những biểu hiện nguy hiểm: mệt, sốt, sốc phản vệ, hoại tử da tại vùng có vết cắn… Thường đó là những trường hợp bị “tấn công” bởi côn trùng có độc tố cao như một số loài ong, rết, bọ cạp, nhện rừng. Đặc biệt, những vết ong đốt có thể ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận gây vàng da, khó thở, nước tiểu đen màu xá xị do bị tán huyết”.

BS Tiến khuyên khi vết cắn có để lại kim độc, cần gắp lấy nọc kim ra mà không nên nặn vì như vậy rất dễ gây bể nọc chảy vào máu, sẽ nguy hiểm hơn. Nên bôi thuốc sát trùng để chống nhiễm trùng hoặc rửa bằng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Có thể chườm lạnh để vết cắn bớt đau.

Các bác sĩ chuyên khoa cũng cảnh báo: Đã có nhiều trường hợp trẻ phải nhập viện trong tình trạng nguy hiểm vì trước đó phụ huynh chủ quan, chỉ sơ cứu cho trẻ bằng những biện pháp thông thường mà không chú ý theo dõi diễn biến vết cắn. Trẻ con vì sức đề kháng yếu và làn da nhạy cảm nên nhiều khi chỉ những vết cắn nhỏ cũng có thể gây nên những biến chứng khó lường. “Khi có các biểu hiện sưng nhiều, bầm tấy đỏ, nổi mề đay toàn thân, mệt, ngất, tiểu ít hoặc có trên 10 vết cắn, nên đưa trẻ nhập viện ngay. Và tốt nhất để bảo vệ trẻ, cha mẹ cần dạy các bé không được chọc phá tổ ong, côn trùng; cần phát hoang bụi rậm, giữ môi trường trong và ngoài nhà thông thoáng” - BS Tiến khuyến cáo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo