xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều ứng dụng từ tế bào gốc

NGUYỄN THẠNH

Tại Việt Nam ngày càng có nhiều ứng dụng tế bào gốc để chữa bệnh hiểm nghèo

Mới đây, tại hội thảo khoa học về ứng dụng tế bào gốc tổ chức tại TPHCM, PGS-TS Phan Toàn Thắng (từng công tác tại Viện Bỏng quốc gia Việt Nam và hiện làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Singapore)  đã công bố một nghiên cứu mới của ông về việc dùng tế bào biểu mô từ dây rốn đã biệt hóa để thay thế tế bào gan. Điều này mở thêm cơ hội ứng dụng tế bào gốc để điều trị bệnh về gan trong tương lai.

TS-BS Lê Văn Đông, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Miễn dịch Học viện Quân y kiêm phụ trách kỹ thuật Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem TPHCM, cho biết trên phạm vi quốc tế, ứng dụng tế bào gốc tạo máu để điều trị bệnh về máu đã được triển khai mạnh mẽ. Các ứng dụng ngoài lĩnh vực huyết học như điều trị gãy xương, tạo hình khớp, tiểu đường, bại não, tổn thương cơ tim, thần kinh đã được triển khai nhưng đa số còn trong quá trình đánh giá để hoàn thiện quy trình trước khi trở thành phương pháp điều trị thường quy.

Tại Việt Nam, việc ứng dụng tế bào gốc vào điều trị bệnh đã được triển khai và hiện đang phát triển mạnh. TS Đông cho biết ngoài ứng dụng điều trị thường quy chủ yếu các bệnh về máu và cơ quan tạo máu thì nay, việc ứng dụng tế bào gốc đã được đưa vào điều trị thêm nhiều bệnh về tim, giác mạc, xương khớp, da... với nhiều thành công.

Các cơ sở y tế hiện đã và đang áp dụng việc điều trị bệnh bằng tế bào gốc là Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM, Bệnh viện Mắt TPHCM, Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa Bình Định, Viện Bỏng quốc gia…

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM cũng đã triển khai đề tài ứng dụng tế bào gốc tạo tinh trùng để chữa bệnh vô sinh ở nam giới. Công trình này có ý nghĩa thực tiễn cao vì theo các chuyên gia y tế, có tới 50% trường hợp hiếm muộn là do nam giới không có tinh trùng hay tinh trùng yếu.

Ngoài ra, những năm qua, Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem TPHCM cũng đã thực hiện lưu trữ hàng ngàn mẫu tế bào gốc của khách hàng và người dân hiến tặng để có thể sử dụng chính bản thân họ và cho cộng đồng.

Tách tế bào gốc từ màng dây cuống rốn

Năm 2004, tại Singapore, PGS-TS Phan Toàn Thắng cũng đã chiết tách biệt hóa thành công tế bào gốc từ màng dây cuống rốn lấy từ trẻ sơ sinh. Nghiên cứu này đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (VIPO), Văn phòng Cấp bằng sáng chế và tên thương mại của Mỹ (USPTO) cấp bằng sáng chế phát minh. PGS-TS Phan Toàn Thắng  cũng là người đầu tiên trên thế giới tìm ra công nghệ tách tế bào gốc từ màng dây cuống rốn. Công nghệ này đang từng bước được ứng dụng vào y học góp phần điều trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, lão hóa, phỏng, tiểu đường…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo