xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi lo bệnh cúm

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Trong khi chưa có thuốc đặc trị hay diệt virus cúm thì một số nghiên cứu cho thấy đã có hiện tượng virus cúm kháng thuốc kháng virus

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng 5%-10% người trưởng thành và 20%-30% trẻ em bị nhiễm bệnh cúm, trong đó khoảng 250.000-500.000 người tử vong. Tại Việt Nam, khoảng 1,5- 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm được ghi nhận mỗi năm, chủ yếu do các chủng virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và cúm B.

Virus cúm mạnh lên vào mùa đông

Theo PGS-TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu do các chủng virus cúm A/H3N2, A/H1N1, B gây ra. Bệnh có thể lây lan qua hắt hơi, ho khạc và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm virus.

Thời gian qua, dù không ghi nhận các ca nhiễm cúm thường nhập viện nhưng Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới trung ương vẫn thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân nhiễm virus cúm đến khám. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu BV Bệnh nhiệt đới trung ương, cho biết virus cúm tồn tại quanh năm nhưng phát triển mạnh vào mùa đông. Đối tượng dễ mắc cúm là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có miễn dịch kém. Thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, độ ẩm không khí thay đổi đột ngột khiến cơ thể không thích ứng kịp là điều kiện thuận lợi cho virus cúm xâm nhập.

“Khi mắc các chủng cúm này, đa phần bệnh nhân tự khỏi. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp biến chứng rất nặng, thậm chí tử vong” - bác sĩ Cấp nhấn mạnh.

 

Trẻ em là đối tượng dễ bị tấn công bởi các chủng virus cúm
Trẻ em là đối tượng dễ bị tấn công bởi các chủng virus cúm

 

Thuốc kháng virus “mất uy”

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, thế giới chưa có thuốc đặc trị virus cúm. Để đối phó, người ta thường sử dụng các loại thuốc kháng virus vì thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus cúm. Tuy nhiên, ngay cả thuốc kháng virus cũng chỉ có thể kìm hãm khả năng sinh sôi của virus trong cơ thể, giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng trong thời kỳ mắc bệnh.

“Vì thuốc chỉ hạn chế sự phát triển của virus nên không có tác dụng trên các thương tổn đã xảy ra. Hơn nữa, thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 2-3 ngày đầu sau khi có triệu chứng đầu tiên. Do đó, nếu sử dụng muộn, thuốc chẳng những không có tác dụng điều trị mà còn tạo điều kiện thuận lợi để virus kháng thuốc” - ông cảnh báo.

Bác sĩ Cấp cho biết trong 2 nhóm thuốc kháng virus cúm, một số thuốc thế hệ đầu đã mất tác dụng với hầu hết các chủng virus cúm. Với các thuốc thế hệ 2, gồm cả hoạt chất oseltamivir (Tamiflu), một số báo cáo trên thế giới cũng ghi nhận đã có hiện tượng kháng thuốc.

Trong khi đó, theo PGS Trần Như Dương, kết quả phân lập mới nhất do các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương tiến hành cho thấy tình trạng virus cúm kháng thuốc kháng virus. Hiện tượng này có thể gây khó khăn cho việc điều trị các bệnh cúm do virus nhưng vẫn có giải pháp là phối hợp các loại thuốc hoặc tăng liều điều trị.

Lý giải về sự thay đổi này, PGS Dương cho rằng đây là hiện tượng bình thường bởi đặc tính của virus cúm là biến đổi liên tục để thích nghi với môi trường. Vì thế, hằng năm, vắc-xin ngừa cúm mùa cũng được thay đổi để phù hợp với mức độ biến đổi của chúng.

“Sự biến đổi này chỉ trở nên phức tạp khi có những biến đổi gien, từ đó cho ra đời những vius có đặc tính mạnh về khả năng lây lan, gây tổn thương nặng nề hơn và khó điều trị hơn. Do vậy, người dân không nên tự ý mua thuốc để phòng cúm mà phải theo đúng chỉ định của thầy thuốc” - PGS Dương lưu ý.

Tiêm vắc-xin trước mùa dịch

PGS-TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới trung ương, cho biết thời điểm tiêm ngừa cúm thích hợp nhất là trước khi vào mùa dịch cúm, thông thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, do đó nên tiêm vào tháng 10, 11.

Theo WHO, việc tiêm phòng vắc-xin đã được chứng minh là làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm và giảm tử vong do cúm đến 70%-80%. Tuy nhiên, cần lưu ý các vắc-xin tiêm ngừa cúm mùa hiện nay không thể chống lại virus cúm A/H5N1, H5N6, H7N9. Dù vậy, giới chuyên môn vẫn khuyến cáo khi chưa có vắc-xin phòng các chủng cúm gia cầm thì cũng nên tiêm ngừa cúm thường vì bệnh nhân sau khi mắc cúm sẽ bị suy giảm miễn dịch và dễ nhiễm các bệnh khác. Ngoài ra, nếu một người đang mắc bệnh cúm mùa lại nhiễm thêm cúm A/H5N1 thì 2 loại virus này có thể kết hợp với nhau tạo nên một chủng virus mới, lây truyền mạnh hơn.

Hiện vắc-xin cúm được chỉ định tiêm cho người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi. Đặc biệt, những người có bệnh mạn tính (đái tháo đường, tim mạch, thiếu máu, suy giảm miễn dịch, hen...) nên chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh.

 

“Họ hàng” cúm A biến đổi khó lường

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết hiện virus cúm có 3 type A, B, C. Trong đó, “họ hàng” cúm type A thường xuyên biến đổi, có thể tạo thành các chủng virus độc lực cao, lây truyền rộng rãi nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân. Với 16 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N, virus cúm A có nhiều loại phân type cúm (có thể tới 144 loại) như: H1N1, H2N2, H3N2, H5N1, H7N9, H5N6, H9N2, H5N2, H5N3, H5N8…

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo