xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phẫu thuật thành công dị tật hẹp hộp sọ

NGỌC DUNG - HÀ MY

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức (TP Hà Nội) vừa mổ tạo hình lại hộp sọ, giúp hai chị em bệnh nhi trong cùng gia đình có triệu chứng mắt lồi, hộp sọ biến dạng trở về cuộc sống gần như bình thường

Theo PGS-TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng Khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, nếu không phẫu thuật tạo hình mở rộng hộp sọ, não sẽ không phát triển được dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Hẹp hộp sọ bẩm sinh

Với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa và việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong phẫu thuật và đã mang lại cơ hội điều trị tốt nhất cho những bệnh nhi bị các bệnh lý sọ mặt phức tạp.

Mới đây Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận hai bệnh nhi là bé N.Q.A (nữ, 7 tuổi) và N.T.K (20 tháng tuổi). Anh N.T.T, cha của hai bé, cho biết từ khi sinh ra đến nay, hai bé không có biểu hiện về chậm phát triển trí tuệ, cũng như thể chất so với các bạn cùng tuổi. Tuy nhiên, bé gái càng lớn, mắt càng lồi to, hộp sọ hơi biến dạng so với bình thường.

Tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ bệnh nhi được chẩn đoán dị tật hẹp hộp sọ bẩm sinh. Trong quá trình khám bệnh, các bác sĩ tư vấn về tình trạng của trẻ. Cha mẹ mới nhận ra bé K. (người em trai) cũng có biểu hiện tương tự nên đưa đến bệnh viện khám và được phát hiện bé bị dị tật hẹp hộp sọ dính khớp Coronal một bên. Hai chị em được hội chẩn, lên kế hoạch mổ tạo hình lại hộp sọ bằng các công nghệ hiện đại trong chẩn đoán và điều trị.

Theo PGS-TS Nguyễn Hồng Hà, dị tật hẹp hộp sọ bẩm sinh là bệnh lý gây ra bởi tình trạng liền sớm của một hoặc nhiều khớp giữa các xương sọ. Tỉ lệ bệnh thường gặp ước tính là khoảng 1/2.000 trẻ sinh ra. Bệnh có thể diễn ra đơn độc hoặc phối hợp các dị tật bẩm sinh khác trong các hội chứng nặng như Apert, Crouzon, Pfeiffer…

Việc hộp sọ liền sớm, không thể giãn nở được khi trẻ lớn làm tăng áp lực nội sọ, làm cho não bộ không phát triển, đặc biệt trong 12 tháng đầu đời là giai đoạn não bộ của trẻ đang cần phát triển rất nhanh. Khi tăng áp lực nội sọ sẽ gây chèn ép đè đẩy vào tổ chức não. Nếu không phẫu thuật tạo hình mở rộng hộp sọ, não sẽ không phát triển được dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

PGS Hà cho biết thay vì phát triển trí tuệ một cách bình thường, trẻ lại trở thành thiểu năng trí tuệ và không tự phục vụ cho mình. Phần mắt ngày càng bị đẩy lồi ra, không được che phủ sẽ có nguy cơ loét giác mạc gây giảm thị lực và mù lòa.

"Với 2 bệnh nhi nói trên, sự thành công của ca mổ đã giúp hai bé quay trở lại cuộc sống như những đứa trẻ bình thường khác. Bé A. đã có thể quay lại lớp học với thầy cô và các bạn" - PGS Hà cho biết.

Phẫu thuật thành công dị tật hẹp hộp sọ - Ảnh 1.

Một ca mổ tạo hình sọ mặt ứng dụng công nghệ mới tại Bệnh viện Việt Đức. (Ảnh do bệnh viện cung cấp)

Kết hợp nhiều chuyên khoa

Theo bác sĩ Tô Tuấn Linh, Khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, để điều trị thành công các ca bệnh lý sọ mặt phức tạp, ngoài việc phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa phẫu thuật, gây mê hồi sức và phục hồi chức năng sau mổ thì việc ứng dụng cập nhật công nghệ hiện đại phục vụ trong quá trình phẫu thuật là điều không thể thiếu.

Với bệnh lý này, các bác sĩ đã sử dụng nẹp vít polimer sinh học tự tiêu hàn bắt vít dưới sóng siêu âm trong mổ. Việc sử dụng vật liệu tự tiêu có thể giúp thời gian của quá trình cấy ghép giảm đi một nửa so với kỹ thuật kết xương bằng vít thông thường.

"Trước đây khi không có hệ thống nẹp tự tiêu, để nới rộng hộp sọ các bác sĩ phải dùng nẹp vít không tiêu kết hợp chỉ thép hoặc chỉ tự tiêu. Như vậy hộp sọ không được giãn nở một cách tối ưu và sau đó từ 6 tháng đến 1 năm các bác sĩ sẽ phải mổ lại để lấy bỏ toàn bộ hệ thống nẹp vít không tiêu ra khỏi cơ thể. Mỗi lần đại phẫu như vậy luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho các bệnh nhi"- bác sĩ Linh chia sẻ.

Các bác sĩ cũng cho biết việc triển khai thành công kỹ thuật hàn vít tự tiêu dưới siêu âm này mở ra triển vọng lớn không những cho các trường hợp bệnh nhi hẹp hộp sọ, mà cả những trường hợp cắt chỉnh hàm hay chấn thương hàm mặt thông thường khác.

Theo PGS Nguyễn Hồng Hà, Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á là một trong những khu vực có tỉ lệ dị tật bẩm sinh về sọ mặt gần như cao nhất thế giới. Do đó, việc phát triển đội ngũ y tế có kiến thức và tay nghề cao cùng với việc cập nhật áp dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại trong điều trị bệnh nhân dị tật hẹp hộp sọ là một yêu cầu cấp thiết.

Nhờ chú trọng đào tạo và hợp tác chuyển giao công nghệ với các chuyên gia trên thế giới, hiện nay trình độ tay nghề của các bác sĩ Việt Nam không thua kém các trung tâm sọ mặt trên thế giới. “Trong 2 năm gần đây, do tình hình dịch bệnh nên nhiều gia đình có con bị các dị tật sọ mặt nặng, phức tạp đã quyết định cho con em ở lại phẫu thuật trong nước. Việc ứng dụng các công nghệ mới hiện đại đã đem lại kết quả điều trị không thua kém các trung tâm phẫu thuật lớn ở nước ngoài, chi phí lại giảm đi nhiều lần” - PGS Hà thông tin.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo