Để phòng ngừa bệnh cho trẻ, phụ huynh và nhà trường cần kết hợp nhiều biện pháp. Đối với nhà trường, cần phải tập huấn nhận biết bệnh cho các thầy cô, nhất là khối lớp mầm non.
Bác sĩ thăm khám cho trẻ mắc tay chân miệng
Bên cạnh đó, vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, từ bán ghế, đồ chơi đến bếp ăn…, đảm bảo theo nguyên tắc 3 sạch - ăn sạch, uống sạch, chơi sạch.
Ngoài ra, cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng như khuyến khích trẻ uống đủ nước và giữ ấm cơ thể, kết hợp bổ sung dưỡng chất cho hệ miễn dịch. Đồng thời, cần tiêm ngừa đầy đủ cho trẻ theo lứa tuổi.
Nhà trường cần tập huấn nhận biết các bệnh truyền nhiễm cho thầy cô, đặc biệt là khối lớp mầm non.
Riêng trẻ mầm non, cần tập cho các cháu rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đối với phụ huynh, nếu ghi nhận các dấu hiệu tay chân miệng, ho, sốt, sổ mũi… thì nên cho trẻ đi khám. Nếu trẻ mắc các bệnh, cần cho nghỉ học để phòng tránh lây lan.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết thời điểm tựu trường là đỉnh dịch lần thứ 2 của bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết… Nhà trường, phụ huynh cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống lây nhiễm trong cộng đồng.
Ngành y tế TP HCM vẫn duy trì thường xuyên các điểm tiêm chủng tại các trạm y tế, trung tâm y tế và một số cơ sở khám chữa bệnh để phụ huynh đưa con đến tiêm chủng những mũi còn thiếu, mũi nhắc lại nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ khi bước vào năm học mới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM cho biết trong tuần 34, từ ngày 21-8 đến 27-8, số ca bệnh tay chân miệng tại TP giảm với 1.351 ca được ghi nhận. Các quận - huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao là Bình Tân, Tân Phú , Nhà Bè, Bình Chánh.
Trong tuần, bệnh sốt xuất huyết tăng 7% so với trung bình 4 tuần trước với 377 trường hợp mắc bệnh. Các quận - huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao là quận 1, 8, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh, Nhà Bè.
Bình luận (0)