1. Bệnh phụ khoa
Môi trường trung gian của nước bể bơi khiến bạn dễ mắc các bệnh phụ khoa. Trong nước bể bơi có thể có các mầm bệnh như vi khuẩn, nấm sẵn sàng gây hại cho vùng kín của bạn. Chưa kể đến trường hợp có những người mang trong mình các bệnh phụ khoa dễ lây như nấm âm đạo, lậu đến bể bơi thì nguy cơ lây nhiễm cho các người khác là điều khó tránh. Các bệnh phụ khoa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm.
2. Bệnh hen (suyễn)
Theo các nhà nghiên cứu người Bỉ, nếu bơi tại các bể bơi chứa nhiều clo, chất tẩy trùng nước bể bơi sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh suyễn, nhất là trẻ nhỏ.
3. Viêm tai, tiêu chảy, bệnh mắt, bệnh ngoài da
Nước là môi trường lý tưởng để ký sinh trùng gây tiêu chảy cryptosporidum sinh sống. Loại ký sinh trùng này gây tổn thương tế bào biểu mô dạ dày, ruột và đường hô hấp. Bên cạnh đó, các mầm bệnh có trong bể bơi có thể gây cho bạn các căn bệnh về mắt, tai và da như đau mắt đỏ, viêm tai giữa và viêm da mãn tính. Để phòng tránh bệnh, bạn phải tránh nước bể bơi vào miệng, súc miệng sau khi đi bơi bằng nước muối sinh lý và cũng rửa mắt, nhỏ mắt bằng các dung dịch sát trùng thích hợp có bán ở các quầy thuốc tây. Nhớ dùng tampon để thấm hết nước trong tai, tránh nguy cơ nước ứ đọng ở tai sẽ gây viêm nhiễm.
4. Nguyên tắc an toàn bơi
- Chọn lựa bể bơi an toàn về chất lượng nước. Không bơi ở bể có quá đông người. Không bơi ở bể bơi có nước tù đọng và không thay nước hay được khử trùng thường xuyên.
- Không đi bơi khi đang mắc bệnh phụ khoa, bệnh ngoài da hoặc đang bị tiêu chảy, đau mắt, viêm tai hay vào những ngày “đèn đỏ”.
- Trước khi xuống bể bơi, nên tắm bằng nước sạch. Sau khi bơi xong, nên tắm kỹ lại bằng sữa tắm, xà phòng và gội đầu bằng dầu gội, dầu xả.
- Sau khi bơi nhớ vệ sinh vùng kín bằng dung dịch chuyên biệt.
- Khi đi bơi nhớ mang theo kính bơi, mũ bơi, mặc đồ bơi.
- Khởi động từ 20-30 phút trước khi xuống bể bơi.
- Trước khi bơi không ăn quá no và nên uống đủ nước.
Bình luận (0)