xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phòng dịch Chikungunya ở vùng biên

NHÓM PHÓNG VIÊN

Ngoài việc căng mình phòng chống dịch Covid-19, các địa phương ở miền Tây Nam Bộ có đường biên giới giáp với Campuchia cũng đang tăng cường kiểm soát để phòng dịch bệnh mới có tên là Chikungunya (CHIKV)

Tính đến đầu tháng 8, bệnh đã lan rộng khắp 12 tỉnh, thành của Campuchia với hơn 1.000 người dân Campuchia nhiễm virus CHIKV, trong đó có những tỉnh giáp với Việt Nam như Tbong Khmum, Ta Keo, Kampot.

Lây qua muỗi vằn

Ngày 19-8, bác sĩ Phan Vân Điền Phương, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang, cho biết CHIKV là bệnh do virus được lây truyền từ người sang người qua trung gian là muỗi Aedes (muỗi vằn). Bệnh có các triệu chứng chủ yếu là sốt, đau khớp, đau cơ, đau đầu, buồn nôn, phát ban, mệt mỏi… Trước đó, ngày 12-8, Viện Pasteur TP HCM đã có công văn đề nghị ngành y tế các địa phương cần tăng cường giám sát, kiểm soát véc-tơ phòng bệnh nhiễm CHIKV.

Là huyện biên giới giáp ranh với Campuchia, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để phòng chống CHIKV. Ông Nguyễn Văn Tân, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tân Hồng, cho biết ngoài việc tuyên truyền cho người dân phòng chống bệnh Covid-19, hiện nay còn tuyên truyền cho người dân về bệnh do virus CHIKV gây ra. Trên địa bàn huyện vẫn chưa phát hiện trường hợp nào bất thường liên quan đến dịch bệnh này. Ngành y tế huyện cũng đã tổ chức nhiều buổi tập huấn tuyên truyền đến cán bộ, người dân về việc chủ động diệt muỗi Aedes.

UBND tỉnh Long An cũng có công văn chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã Kiến Tường và TP Tân An xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng chống dịch bệnh CHIKV, đặc biệt là vùng có nguy cơ cao, kịp thời phát hiện bệnh và xử lý ngay, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.

Riêng ngành y tế, UBND tỉnh yêu cầu phải theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh nhằm kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh trong việc chỉ đạo phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả. Cho đến nay, tỉnh Long An vẫn đang kiểm soát chặt chẽ tuyến đường biên nhằm ngăn ngừa bệnh lây sang.

Phòng dịch Chikungunya ở vùng biên - Ảnh 1.

Lực lượng biên phòng ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp kiểm tra các phương tiện và người qua lại khu vực biên giới để phòng chống dịch Covid-19 và dịch Chikungunya. (Ảnh: TÂM MINH)

Xét nghiệm sớm nếu nghi ngờ

Sở Y tế tỉnh An Giang vừa giao cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật triển khai giám sát trọng điểm lồng ghép CHIKV, Dengue và Zika cũng như hỗ trợ các tuyến về công tác giám sát và kiểm soát véc-tơ phòng bệnh nhiễm từ các loại virus này. Chủ động chuyển đổi quy mô can thiệp sang hình thức phun chủ động hoặc dập dịch diện rộng khi đủ tiêu chuẩn.

Thường xuyên đánh giá nguy cơ, xác định địa bàn trọng điểm để kịp thời thực hiện các biện pháp can thiệp chủ động. Các bệnh viện phải thực hiện khám sàng lọc, tiếp nhận bệnh nghi nhiễm CHIKV, Dengue và Zika. Riêng đối với các trung tâm y tế huyện, thị, thành phố cần triển khai hoạt động diệt lăng quăng trên địa bàn có hiệu quả, diệt lăng quăng hằng tuần tại điểm nguy cơ, điểm dịch cũ, đặc biệt là tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là địa phương có vùng biển giáp ranh với Campuchia. Chủ tịch UBND huyện cũng vừa có văn bản giao công an huyện chủ trì, phối hợp với lực lượng biên phòng, quân sự trên địa bàn tăng cường công tác nắm tình hình liên quan đến dịch bệnh CHIKV tại địa bàn Campuchia. Trung tâm Y tế huyện phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tuyến biên giới để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép, không để dịch xâm nhập huyện đảo.

Ngoài ra, cũng cần tăng cường các biện pháp sàng lọc, chỉ định xét nghiệm sớm khi có biểu hiện nghi ngờ mắc CHIKV. Khi phát hiện trường hợp bị nhiễm virus CHIKV, thực hiện xử lý triệt để véc-tơ truyền bệnh, không để dịch lây lan ra cộng đồng.

Tăng cường diệt muỗi và lăng quăng

Các địa phương ở miền Tây Nam Bộ đã được quán triệt tinh thần khi phát hiện có trường hợp xác định nhiễm CHIKV, phải xử lý véc-tơ như trường hợp xử lý véc-tơ của ổ dịch sốt xuất huyết Dengue. Tăng cường hoạt động truyền thông, cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch do nhiễm CHIKV, vận động người dân thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi phòng bệnh tại nhà.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo