Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Development, GS Clare Blackburn và cộng sự đã tái tạo tuyến ức chuột bằng cách kích hoạt lại một cơ chế sinh học tự nhiên bị thoái hóa do quá trình lão hóa. Nhóm nghiên cứu đã biến đổi gien chuột khiến mức độ protein gọi là FOXN1 gia tăng. Dạng protein này điều khiển cách thức các gien ở tuyến ức được kích hoạt.
Khi sử dụng các tín hiệu hóa học để khiến FOXN1 tăng thêm ở chuột, các nhà khoa học có thể hướng dẫn các tế bào hệ miễn dịch ở tuyến ức - giống tế bào gốc - khởi động lại để tạo nên cơ quan này. Do đó, có thể cho rằng khi được kích hoạt, các tế bào hệ miễn dịch có khả năng gầy dựng lại một cơ quan mới ở chuột già. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng quá trình này sẽ được áp dụng ở người.
Tuyến ức là một bộ phận của hệ miễn dịch mà một trong những chức năng quan trọng là tạo ra tế bào T - một dạng tế bào bạch huyết giữ vai trò then chốt để chống lây nhiễm. Nằm ở ngực, phía trước trái tim, nó được xem là cơ quan bị thoái hóa sớm nhất khi chúng ta già đi.
Bình luận (0)