xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quá tải bệnh nhân cấp cứu tai nạn giao thông, pháo nổ và ngộ độc

N.Dung

(NLĐO) - Trong 7 ngày nghỉ Tết Kỷ Hợi vừa qua, số lượng bệnh nhân cấp cứu do ngộ độc, tai nạn giao thông, tai nạn pháo nổ... tăng nhanh tại nhiều bệnh viện tuyến Trung ương.

Quá tải bệnh nhân cấp cứu tai nạn giao thông, pháo nổ và ngộ độc - Ảnh 1.

Tại các bệnh viện tuyến Trung ương liên tục ghi nhận các trường hợp cấp cứu

Sáng 9-2 (mùng 5 Tết), tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp tục ghi nhận các trường hợp cấp cứu do ngộ độc. 

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc, những ngày qua, trung tâm liên tục tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc thực phẩm, ngộ độc hóa chất như: thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu; ngộ độc ma túy tổng hợp. "Đáng nói, ngày nào trung tâm cũng tiếp nhân 2-3 bệnh nhân vào cấp cứu do ngộ độc rượu. Các bệnh nhân ngộ độc rượu ghi nhận ở mọi lứa tuổi, ở cả hai giới. Trong số này có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi, chỉ 19, 20 tuổi, bị ngộ độc rất nặng. Dự kiến, trong những ngày tới, số ca cấp cứu do ngộ độc rượu có thể còn tăng cao do việc sử dụng rượu không kiểm soát ở những buổi tiệc nhậu dịp tân niên gặp gỡ" - bác sĩ Nguyên nói.

Tương tự, tại Khoa Cấp cứu (A9), Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các trường hợp chuyển đến cấp cứu từ các tỉnh và bệnh viện tuyến dưới chuyển đến, chủ yếu mắc các bệnh tim mạch, hô hấp, xuất huyết tiêu hóa... Các bác sĩ cho biết trung bình các ngày nghỉ Tết (từ 30 Tết), tại đây cấp cứu hơn 200 bệnh nhân nặng/ngày, tăng 30% so với ngày thường. Trong đó, 50% số ca chuyển tuyến; các ca bệnh chủ yếu do tim mạch, huyết áp, hô hấp, tai biến mạch máu não, sốc nhiễm khuẩn, đột quỵ, xuất huyết tiêu hóa do liên quan đến rượu, suy gan, suy thận cấp. Ngoài ra, tại khoa hiện vẫn đang tiến hành lọc máu cấp cứu cho 1 trường hợp nghi ngộ độc rượu chứa cồn công nghiệp methanol nguy kịch.

Thống kê từ Bệnh viện Bạch Mai cho thấy trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019, số bệnh nhân cấp cứu nội khoa tăng 30%. Từ 28 tháng Chạp (2-2) đến sáng mùng 5 Tết (9-2), số lượng bệnh nhân cấp cứu và nhập viện gia tăng tại các bệnh viện Trung ương trên địa bàn Hà Nội. Tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày trung bình vẫn duy trì từ 1.200-1.400 bệnh nhân điều trị nội trú.

Quá tải bệnh nhân cấp cứu tai nạn giao thông, pháo nổ và ngộ độc - Ảnh 2.

Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận nhiều ca cấp cứu do tai nạn giao thông

Trong những ngày Tết Kỷ Hợi, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) tiếp nhận 528 ca cấp cứu, tai nạn, trong đó chiếm tới 50% số này nhập viện và cấp cứu do tai nạn giao thông và 136 ca tai nạn sinh hoạt. Đáng lưu ý, trong các ca tai nạn sinh hoạt, có 22 ca tai nạn do đánh nhau vào cấp cứu; 8 ca tai nạn do pháo nổ và 3 ca tai nạn do chất nổ khác. 

Các bác sĩ trực đã thực hiện 113 ca phẫu thuật, trong đó riêng phẫu thuật cấp cứu các bệnh nhân chấn thương sọ não là 23 trường hợp. Số lượng bệnh nhân cấp cứu tăng cao, được chuyển từ các tỉnh, thành khắp nơi về khiến cho các bác sĩ phải căng mình để chữa trị.

Bác sĩ Lê Nguyên Vũ (thuộc kíp trực cấp cứu của Bệnh viện Việt Đức) cho biết trong những ngày Tết Kỷ Hợi này, số bệnh nhân đến khám cấp cứu đều tăng so với ngày thường. Trong các ca trực Tết, các bác sĩ phải mổ suốt đêm nhưng cũng không thể giải quyết hết được các trường hợp cấp cứu. 

Ngoài số lượng bệnh nhân cấp cứu do bị tai nạn giao thông, dịp Tết năm nay, số cấp cứu do tai nạn pháo nổ cũng tăng cao hơn so với mọi năm. Theo bác sĩ Vũ, việc điều trị cho bệnh nhân tai nạn do pháo nổ rất khó khăn. Thường thì nạn nhân bị tai nạn do pháo nổ bị tổn thương ở phần đầu cổ, mặt và tay nên ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và vận động. Các nạn nhân này hầu như không thể khắc phục được việc vận động nếu bị chấn thương nặng ở tay.

Gần 4.100 trường hợp cấp cứu tai nạn do đánh nhau trong 6 ngày Tết Kỷ Hợi

Trên hệ thống y tế cả nước, số liệu thống kê từ các bệnh viện cũng cho thấy tính đến 7 giờ sáng mùng 4 Tết (8-2) đã có 35.366 ca khám, cấp cứu tai nạn giao thông, chiếm 19,4% trong tổng số khám, cấp cứu trong dịp Tết, trong đó 12.678 trường hợp phải nằm viện điều trị, theo dõi, và 141 trường hợp tử vong tại các bệnh viện, bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện.

Với tai nạn pháo nổ, trong 6 ngày Tết Kỷ Hợi vừa qua đã có 287 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, không có ca tử vong. Có 58 trường hợp cấp cứu do chất nổ khác, trong đó có 1 trường hợp tử vong, nạn nhân nam 10 tuổi tại Đồng Nai bị bắn bằng súng tự chế. Cũng trong thời gian này đã có 2.517 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá, chiếm 1,4% trong tổng số khám, cấp cứu. Trong đó có 666 ca ngộ độc rượu, bia, 579 ca ngộ độc thức ăn tự chế biến, 2 ca tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu (tự tử).

Ngoài ra, trong 6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán đã có 4.099 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau, chiếm 2,3% trong tổng số cấp cứu của các bệnh viện, 55% trong số đó (2.254 ca) phải nhập viện điều trị/theo dõi và đã có 11 trường hợp tử vong.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo