xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quan điểm về phân loại thuốc lá không khói

Thu Lan

Mặc dù gọi chung là "thuốc lá không khói" hay "thuốc lá thế hệ mới", nhưng tuỳ vào bản chất mà thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng (nung nóng) có được xem là thuốc lá hay không. Trường hợp sản phẩm đáp ứng định nghĩa "thuốc lá", việc đưa vào quản lý dưới Luật hiện hành là điều có thể thực hiện được ngay.

Thuốc lá làm nóng là thuốc lá: Nhất quán trong quan điểm của WHO và FDA Hoa Kỳ

Riêng đối với thuốc lá làm nóng (thuốc lá nung nóng), ghi nhận có sự nhất quán giữa Công ước Khung kiểm soát thuốc lá (FCTC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận: đây là sản phẩm thuốc lá.

Kỳ họp Hội nghị các bên lần thứ 8 (COP8) về Kiểm soát thuốc lá do WHO tổ chức vào cuối năm 2018 khẳng định thuốc lá làm nóng là sản phẩm thuốc lá và khuyến nghị các nước quản lý theo luật kiểm soát thuốc lá hiện hành. Trước đó, FCTC thuộc WHO mà Việt Nam đã tham gia và có hiệu lực từ tháng 3-2005 (1) nêu rõ thuốc lá "là các sản phẩm được hoàn toàn hoặc phần nào tạo ra từ vật liệu lá thuốc được sản xuất để dùng cho việc hút, mút, nhai hoặc hít".

Quan điểm về phân loại thuốc lá không khói - Ảnh 1.

Điều (f) của FCTC 2005 định nghĩa về "các sản phẩm thuốc lá" (Vinacosh).

Bên cạnh đó, FDA sau khi cho phép thương mại một loại thuốc lá làm nóng đã công bố đây là sản phẩm "Giảm thiểu phơi nhiễm" với các chất gây hại và có tiềm năng gây hại lên cơ thể so với thuốc lá điếu. FDA phân loại thuốc lá làm nóng là sản phẩm thuốc lá không đốt cháy (non-combustible cigarettes), khác với thuốc lá điếu (thuốc lá đốt cháy), và thuốc lá điện tử (2).

Tương tự, Nhật Bản cũng cho phép thương mại hoá thuốc lá làm nóng, và áp dụng Đạo luật Kinh doanh thuốc lá 1984, nhưng khung pháp lý cho các sản phẩm này được đánh giá bớt khắt khe hơn thuốc lá điếu đốt cháy.

Trong 66 thị trường mà thuốc lá làm nóng đã chính thức thương mại hoá có hơn 2/3 quốc gia thuộc FCTC. Và có tới 9 trong số 66 quốc gia này nằm trong nhóm 15 nước tiêu thụ thuốc lá cao nhất thế giới (Số liệu 2012 của WHO).

Điều đáng chú ý là ở các quốc gia này, bên cạnh mục tiêu cung cấp giải pháp giảm thiểu tác hại cho những người đang hút thuốc lá điếu thì việc ngăn chặn giới trẻ tiếp cận với các sản phẩm này cũng được đặt lên hàng đầu. Chiến lược kiểm soát toàn diện và thực tế này ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Thuỵ Sĩ, Hàn Quốc… bước đầu đều đạt được kết quả khả quan.

Thuốc lá làm nóng có phải thuốc lá "dạng khác" trong Luật Phòng chống tác hại thuốc lá 2012?

Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) được Quốc hội thông qua năm 2012 đảm bảo tính khoa học, tính pháp lý, phù hợp với thực tiễn và phù hợp với Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá của WHO.

Luật PCTHTL Việt Nam 2012 dù không đề cập trực tiếp tới thuốc lá không khói, vì lúc đó các sản phẩm này chưa có mặt trên thị trường nước ta nhưng có nhắc tới thuốc lá "dạng khác" thì đương nhiên chịu sự quản lý của Luật PCTHTL Việt Nam 2012. Cụ thể, ông Phạm Sĩ Hải Quỳnh, luật sư thành viên của Công ty Luật TNHH Quốc tế Việt Nam (VILAF- Hồng Đức) dẫn Điều 2.1 và Điều 2.3 của Luật PCTHTL: "Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác; là thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá ".

5 năm gần đây, thuốc lá không khói trong đó có thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng đã có mặt trên thị trường chợ đen (xách tay, buôn lậu…) chưa chính thức được quản lý. Hiện tại, dù chưa ghi nhận thuốc lá làm nóng lậu tấn công vào giới trẻ, nhưng đã có 2.6% tỷ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá điện tử lậu. Tại hội thảo về chủ đề này, đại diện cơ quan chức năng cho rằng, việc đầu tiên là cần xác định trong các loại thuốc lá thế hệ mới hiện nay, sản phẩm nào phù hợp quy định của Luật PCTHTL hiện hành thì cần sớm đưa vào luật để quản lý nhằm góp phần giải quyết nạn buôn lậu.

Do vậy, việc đưa thuốc lá làm nóng vào quản lý theo luật hiện hành là phù hợp với Luật PCTHTL Việt Nam; tuân thủ theo Công ước Khung của WHO, thực thi đúng chỉ đạo của chính phủ. Nên sẽ thiếu tính thuyết phục nếu việc quản lý này bị trì hoãn, hoặc buông lỏng, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân buôn lậu trục lợi trong khi chính phủ bị thất thu thuế.

Những điểm cần lưu ý trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (moha.gov.vn)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo