xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quản lý thuốc lá làm nóng: Có thể thực hiện ngay

Minh Triết

Sản phẩm thuốc lá làm nóng được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020 có tới gần 1.400 bài đăng một loại thuốc lá làm nóng (TLLN) trên mạng. Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn ra, cơ quan chức năng đã thu giữ hàng ngàn sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (TLTHM).

Trong vai một bạn trẻ đang tìm mua TLTHM, cụ thể là thuốc lá làm nóng (tên khác là thuốc lá nung nóng), phóng viên gia nhập các nhóm mua bán trao đổi sản phẩm này trên Facebook. Hầu hết các trang đều để ở chế độ "hội kín", nhưng dường như bất cứ ai cũng có thể đăng kí trở thành thành viên, bằng cách trả lời nhanh một vài câu hỏi được cài đặt sẵn. Khá nhiều nhóm hoạt động trên phạm vi cả nước, với số lượng thành viên lên tới vài ngàn, thậm chí có nhóm lên tới hơn mười ngàn. Hoạt động mua bán, "tư vấn", trao đổi diễn ra sôi nổi. Người mua hỏi sản phẩm gì cũng đều được đáp ứng, từ thiết bị tới sản phẩm thuốc lá đi kèm hay các phụ kiện khác… Sản phẩm đều là hàng xách tay, không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, hỏi thì người bán đều bảo là "hàng" từ Nga, Hàn, hay Nhật với đủ loại giá. Thậm chí, giá bán còn phụ thuộc vào việc người bán muốn "hét" bao nhiêu, và mức độ khan hiếm của hàng vào thời điểm đó. Đáng báo động nhất là tình trạng người bán vô tư bán cho mọi đối tượng mà không cần hỏi tuổi, tình trạng hút thuốc, miễn sao người mua… chịu giá.

Quản lý thuốc lá làm nóng: Có thể thực hiện ngay - Ảnh 1.

Cộng đồng mua bán trao đổi thuốc lá làm nóng hoạt động sôi nổi trên mạng (Ảnh: phóng viên)

Mặc dù với các sản phẩm TLLN có chứa nguyên liệu thuốc lá, người dùng không thể tự ý thay đổi thành phần cấu tạo hay trộn bất cứ thứ gì khi đưa sản phẩm thuốc lá vào trong thiết bị để làm nóng, nhưng việc mua bán hàng trôi nổi không nguồn gốc xuất xứ đồng nghĩa với việc chất lượng sản phẩm không bảo đảm và ảnh hưởng tới sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng.

Không chỉ vậy, để đẩy nhanh hàng, các đầu nậu sẵn sàng đưa sản phẩm tiếp cận đến giới trẻ, hoặc những người đã bỏ thuốc thành công. Điều này hoàn toàn đi ngược với mục tiêu phòng, chống tác hại thuốc lá. Theo Viện Nghiên cứu R Street (Mỹ), các nước cần hợp thức hóa các sản phẩm TLTHM bằng việc có các quy định cụ thể cho mặt hàng này để ngăn ngừa sự tiếp cận của giới trẻ, ngoài việc quy định độ tuổi sử dụng từ 18 lên 21 tuổi.

Theo Viện Nghiên cứu R Street, so với hậu quả của việc không kiểm soát được tình trạng mua bán trôi nổi tràn lan trên thị trường, sẽ hiệu quả hơn nếu hợp thức hóa các sản phẩm này kèm yêu cầu nhà sản xuất hợp pháp thực hiện các biện pháp giảm thiểu sự hấp dẫn với giới trẻ và quy định sản phẩm như một biện pháp giảm thiểu tác hại thay thế cho người trưởng thành lựa chọn việc tiếp tục hút thuốc.

Quản lý thuốc lá làm nóng: Có thể thực hiện ngay - Ảnh 2.

Viện Nghiên cứu R Street (Mỹ) cho rằng, các nước cần hợp thức hóa các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới để ngăn ngừa sự tiếp cận của giới trẻ (Ảnh: Wedsite FDA Mỹ)

Được biết, TLLN hiện đang được nhiều cơ quan chức năng đề xuất đưa vào quản lý trong khuôn khổ Luật phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) 2012 của nước ta. Mặc dù Luật PCTHTL không nhắc tới TLLN vì thời điểm đó sản phẩm này chưa xuất hiện tại Việt Nam, nhưng xét theo định nghĩa thì rõ ràng TLLN được xem là một "dạng thuốc lá khác".

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng xác định TLLN là sản phẩm thuốc lá do đó chịu sự điều chỉnh của Công ước khung FCTC và tương ứng với Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) của từng quốc gia. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) cũng chính thức phân loại sản phẩm TLLN theo mã HS.2403.99 (sản phẩm thuốc lá khác).

Trên thế giới, hiện có hơn 60 quốc gia đã chính thức cho phép sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối trên thị trường các loại sản phẩm TLLN như là một sản phẩm thay thế giảm thiểu tác hại, trong đó có Mỹ, Canada, Anh, Nhật, Thuỵ Điển, Đức,... Riêng tại Nhật Bản, dù TLLN đã được đề cập trong Đạo luật Kinh doanh Thuốc lá nhưng khung pháp lý quy định danh mục sản phẩm này ít nghiêm ngặt hơn so với thuốc lá điếu đốt cháy, bao gồm cả về việc áp thuế, cảnh báo sức khỏe và hạn chế sử dụng.

Luật PCTHTL năm 2012 Việt Nam đưa ra hai khái niệm:

Thuốc lá: "là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác" (khoản 1 Điều 2);

Nguyên liệu thuốc lá: "là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá" (khoản 3 Điều 2).


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo