xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Sập bẫy” vì tin quảng cáo

Bài và ảnh: Khánh Anh

Những lời quảng cáo thổi phồng đến mức lộng ngôn về các dịch vụ khám bệnh hay những loại siêu thực phẩm được dội vào khung “giờ vàng” khiến không ít người tin theo để rồi “méo mặt”

img
Ở Phòng khám Đa khoa Maria (Hà Nội), có nhiều loại thuốc được bán với giá cao bất thường
Sau những lùm xùm về chất lượng khám, chữa bệnh ở nhiều phòng khám có thầy thuốc Trung Quốc, phóng viên đã tiếp xúc với một số nạn nhân của các phòng khám này. Điểm chung nhất của họ là bước chân đến đó vì bị mê hoặc bởi những hình ảnh và nội dung quảng cáo quá thân thiện.

Hoang mang về bệnh tật

Chị P.L.A (35 tuổi, ngụ Hà Nội) kể có dịp phải đưa người thân đi khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương thấy quá khổ sở vì cảnh chờ khám nên khi đọc báo, xem tivi thấy phòng khám có bác sĩ người Trung Quốc chữa bệnh quá hay đã tới khám bệnh cho bản thân. Được chẩn đoán là viêm phụ khoa, chị bắt đầu hành trình điều trị với phác đồ có một không hai mà tốc độ chi trả đúng là chóng mặt. Đến khi không còn khả năng, chị phải bỏ điều trị trong nỗi hoang mang về bệnh tật.

Nhiều bệnh nhân khác thì tin vào phòng khám Trung Quốc khi hàng loạt lời quảng cáo hoành tráng liên tiếp “dội bom” trong khung “giờ vàng” trên truyền hình và sóng phát thanh nên dốc hầu bao mong bệnh tình được mau hết.

Nhiều bác sĩ ở các bệnh viện tại Hà Nội cho biết trong thời gian qua, họ từng tiếp nhận và điều trị cho rất nhiều nạn nhân chữa bệnh theo quảng cáo, đặc biệt là nạn nhân của những quảng cáo “chữa trĩ một lần là khỏi, chữa trĩ bằng sóng cao tần, đốt laser…”.

Tại Bệnh viện Việt Đức, bác sĩ Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng Khoa Khám bệnh cấp cứu, cho biết từng cấp cứu cho những ca biến chứng hẹp hậu môn sau điều trị trĩ bằng sóng cao tần tại các phòng khám tư có bác sĩ Trung Quốc ở Hà Nội chỉ vì nghe quảng cáo “điều trị trĩ 15 phút không đau, không chảy máu, không nằm viện…”.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cũng cho biết mới đây, bệnh viện này tiếp nhận một trường hợp men gan tăng cao, có dấu hiệu xơ gan chỉ vì chữa bệnh theo quảng cáo. Trước đó, bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính, được điều trị nội khoa. Dù bệnh đang dần ổn định nhưng khi nghe quảng cáo về công dụng một loại thực phẩm chức năng bán tại một phòng khám Trung Quốc, lại được người quen khẳng định thêm về tác dụng kỳ diệu của nó nên đã chuyển hẳn sang dùng sản phẩm này trong một thời gian dài.

Đa số nạn nhân mắc bệnh mãn tính

Theo giới chuyên môn, những trường hợp chữa bệnh theo quảng cáo dạng này phần lớn là người mắc bệnh mãn tính như viêm gan, đái tháo đường, xương khớp hoặc mắc các bệnh khó nói (phụ khoa, nam khoa, kế hoạch hóa gia đình…) nên khi có tai biến thì thường rất ngại  tố cáo đến cơ quan chức năng.

Ông Lý Ngọc Kính, nguyên cục trưởng Cục Khám - chữa bệnh của Bộ Y tế, cho rằng hầu hết quảng cáo của các phòng khám có bác sĩ đông y Trung Quốc đều phóng đại về khả năng điều trị. Do sự hạn chế về trình độ và điều kiện, người dân không thể thẩm định được đúng hay sai nên mặc nhiên thừa nhận thực tế đó.

“Chưa kể đến việc những bác sĩ Trung Quốc hành nghề chui có thể không đủ tiêu chuẩn hành nghề trong nước nên đã sang Việt Nam nhưng các phòng khám lại quảng cáo thổi phồng họ thành chuyên gia hàng đầu, có nhiều năm kinh nghiệm… làm cho người dân hiểu nhầm. Hiện nay, trên các kênh truyền hình cũng quảng cáo thực phẩm chức năng với công dụng như một thần dược chữa bách bệnh khiến nhiều người hiểu nhầm những sản phẩm ấy có công dụng hơn cả thuốc chữa bệnh. Thậm chí còn có tình trạng người mua không nhớ nổi tên thuốc mà chỉ đọc tên thuốc theo tên diễn viên đóng quảng cáo!”- ông Kính nói.

Thận trọng với trị nhanh, không đau

Một bác sĩ làm ở một phòng khám tư có bác sĩ Trung Quốc tiết lộ một tháng  chỉ có khoảng 300-500 bệnh nhân trong khi phòng khám phải chi cả tỉ đồng cho quảng cáo. Thế mới có chuyện với một kỹ thuật chỉ có giá vài trăm ngàn đồng ở bệnh viện công nhưng bước vào phòng khám Trung Quốc là người bệnh có thể bị “chém” tới cả chục triệu đồng.

Cũng theo bác sĩ này, ngay cả quảng cáo thuốc cũng vậy. Một tháng không thể bán được 1 triệu liều thuốc nhưng phòng khám vẫn chi tiền quảng cáo ròng rã hàng tháng trời. Thuốc nào quảng cáo càng nhiều thì giá bán càng cao, trong khi chất lượng chưa chắc đã hơn những loại thuốc rẻ tiền.

Bác sĩ Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho rằng quảng cáo để các bệnh viện kéo bệnh nhân đến khám, chữa bệnh là đúng. Tuy nhiên, quảng cáo cần đúng với sự thật, bác sĩ cần có trách nhiệm với bệnh nhân của mình, không thể theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”. Người bệnh nên thận trọng với những lời quảng cáo về các phương pháp chữa bệnh nhanh, không đau…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo