Mắc bệnh nhiều, tử vong cao
Mặc dù sốt xuất huyết (SXH) diễn ra nghiêm trọng trên toàn cầu nhưng cho đến nay, con người vẫn chưa tìm được vắc-xin phòng bệnh, bất chấp các nỗ lực phát triển vắc-xin đã được tiến hành từ những năm 60 của thế kỷ trước. Vì sao có chuyện này? Trước hết, để phát triển thành công vắc-xin, các nhà khoa học phải chọn được chủng virus phù hợp. Tuy nhiên, việc này không hề đơn giản vì có đến 4 tuýp virus gây SXH. Do vậy, phải chọn lọc hoặc lai tạo được chủng virus mang tính đại diện cho cả 4 tuýp. Như thế, vắc-xin được điều chế từ chủng virus được chọn mới phòng được bệnh do bất kỳ tuýp nào gây ra.
Vượt qua thách thức
Sự kiện tháng 9 này, Viện Pasteur TPHCM thử nghiệm giai đoạn cuối vắc-xin ngừa bệnh SXH tại Việt Nam đã đánh dấu bước tiến vượt bậc trong công nghệ sản xuất vắc-xin. Bằng nỗ lực không mệt mỏi, các nhà khoa học của Sanofi Pasteur (Pháp) đã tìm ra được giải pháp vượt qua hai thách thức trên.
TS Cameron Simmons, Trưởng nhóm nghiên cứu SXH tại Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford (OUCRU), cho rằng việc đánh giá hiệu quả ngăn chặn virus dengue gây SXH của vi khuẩn Wolbachia hoàn toàn có thể thực hiện ở Việt Nam. Một dự án nghiên cứu như thế vừa được triển khai ở TP Nha Trang với sự tham gia của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế Việt Nam, ĐH Monash và OUCRU. |
Một hướng đi hứa hẹn khác Thay vì khuyến khích mọi người tích cực diệt lăng quăng, diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt, các nhà khoa học ở ĐH Monash - Úc do GS Scott O’Neill dẫn đầu đã tìm ra cách phòng bệnh khác. Đó là sử dụng vi khuẩn ngăn chặn sự phát triển của virus dengue trong tuyến nước bọt của muỗi làm chúng mất đi khả năng truyền bệnh. Để đạt được điều này, các nhà khoa học đã tiến hành thay đổi gien của vi khuẩn Wolbachia pipientis, vốn sống ở tuyến nước bọt của ruồi giấm, cho phép chúng sống và phát triển trong tuyến nước bọt của muỗi.
Muỗi nhiễm Wolbachia có ưu thế trong sinh sản và truyền tính kháng virus dengue cho các thế hệ sau. Sau khi thả muỗi mang Wolbachia vào tự nhiên, các nhà khoa học nhận thấy hầu hết muỗi trong tự nhiên ở vùng đó đều có mang Wolbachia và chúng có khả năng đề kháng với virus dengue. |
Bình luận (0)