xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sò lông hay sò huyết đều tuyệt

Lương y Đinh Công Bảy

Trên thế giới có đến 200 loại sò. Ở nước ta có 2 loại rất được ưa chuộng là sò huyết và sò lông. Sò huyết còn gọi là sò gạo, sò tròn, có nhiều ở các tỉnh Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên, Ninh Thuận, Bến Tre, Kiên Giang

Trong 100 g thịt sò huyết có chứa chất đạm (11,7 g), chất béo (1,1 g), carbohydrates (3,5 g); các chất khoáng vi lượng, các vitamin (A, B1, B2)... cung cấp 71 calo. Theo đông y, thịt sò huyết vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết, tráng dương, kiện vị. Ngày nay, qua nghiên cứu, người ta ghi nhận nước chiết từ thịt sò huyết có khả năng làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.

Sò huyết thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon bằng cách nướng, hấp gừng, xốt me, xào chua ngọt, nấu cháo. Đơn giản nhất là đặt sò huyết lên than hồng, nướng đến khi hai mảnh vỏ nứt bung ra, nước béo màu đỏ chảy ra thì lấy thịt ăn nóng với gia vị như muối, tiêu, ớt, chanh, rau răm.

Tại một số quốc gia vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia…, sò huyết thường được sơ chế bằng cách nhúng vào nước sôi, sau đó tách vỏ để lấy thịt. Dùng ăn với xốt chua ngọt, ngâm giấm, ướp trong nước tương hay ướp muối. Người ta còn dùng thịt sò chiên, xào với các gia vị cay ấm hoặc nấu cà ri sò, rất ngon miệng.

Sò huyết dùng làm món ăn bổ dưỡng, thanh nhiệt, có ích cho người suy nhược cơ thể, người bị lao phổi, bằng cách: lấy 100 g thịt sò huyết phối hợp với 100 g lá hẹ ninh nhừ, chia làm 2 lần ăn trong ngày. Muốn dùng cho người cao huyết áp, mất ngủ, mỡ máu tăng, béo phì thì lấy 100 g thịt sò huyết nấu với 50 g đọt non dây chùm bao (hoặc lá vông nem), chia 2 lần ăn trong ngày. Chữa kinh nguyệt ra quá nhiều thì dùng 100 g thịt sò huyết nấu với 50 g thịt heo, ăn trước khi hành kinh.

Trong 100 g thịt sò lông có chứa chất đạm (8,8 g), chất béo (0,4 g), carbohydrates (3 g); các chất khoáng vi lượng, các vitamin, cung cấp 51 calo. Thịt sò lông không ngon bằng thịt sò huyết nhưng cũng có tác dụng bổ dưỡng như sò huyết.

Món cháo sò lông có tác dụng bổ huyết, hỗ trợ tiêu hóa, giúp nhan sắc tươi nhuận và hồng hào. Chế biến bằng cách nấu sôi nước luộc gà rồi cho gạo vào, tiếp tục nấu đến khi sôi trở lại thì khuấy nhẹ, đều; để nhỏ lửa nấu trong 30 phút rồi nêm muối và gia vị vào. Tiếp đó, đánh 1 quả trứng gà tan đều, cho vào tô cùng với thịt 10 con sò lông tươi, đổ cháo đang sôi vào trộn đều, rắc rau răm hoặc rau cần xắt vụn và một ít tiêu vào, ăn nóng lúc đói bụng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo