xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tháng 7, Việt Nam dự kiến nhận thêm 8-10 triệu liều vắc-xin Covid-19

N.Dung

(NLĐO) - Việt Nam sẽ có thêm từ 8-10 triệu liều vắc-xin Covid-19 trong tháng 7 này. Khoảng 19.000 điểm tiêm sẽ huy động để đảm bảo tốc độ cho chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 lớn nhất trong lịch sử.

Sáng 2-7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Trưởng Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 năm 2021-2022.

Tháng 7, Việt Nam dự kiến nhận thêm 8-10 triệu liều vắc-xin Covid-19 - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, tiếp tục nhấn mạnh an toàn tiêm chủng phải được đặt lên hàng đầu - Ảnh: Trần Minh

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết thời gian qua, Bộ Y tế đã cố gắng tiếp cận nhiều nguồn vắc-xin để làm sao có đủ vắc-xin Covid-19 sử dụng rộng rãi cho người dân một cách nhanh nhất, sớm nhất.

Đến nay, có khoảng 105 triệu liều vắc-xin Covid-19 từ các nguồn cung ứng khác nhau được cam kết phân bổ cho Việt Nam. Bộ Y tế đang nỗ lực đàm phán để tăng thêm 45 triệu liều nữa để đạt 150 triệu liều theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và Nghị quyết 21 của Chính phủ.

Vắc-xin Covid-19 về Việt Nam không phải rải ra từng tháng mà tập trung các tháng 9 và 10-2021. Dự kiến, trong tháng 7-2021 sẽ có từ 8-10 triệu liều vắc-xin Covid-19 về Việt Nam qua cơ chế COVAX và các hợp đồng đã ký.

Tháng 7, Việt Nam dự kiến nhận thêm 8-10 triệu liều vắc-xin Covid-19 - Ảnh 2.

Việt Nam sẽ có thêm từ 8-10 triệu liều vắc-xin Covid-19 trong tháng 7 này - Ảnh: Hoàng Triều

Việt Nam đặt mục tiêu tới cuối năm 2021, đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng, ước khoảng 70% dân số Việt Nam phải được tiêm chủng vắc-xin Covid-19. Để đạt mục tiêu này, trong bối cảnh lượng lớn vắc-xin sẽ về Việt Nam trong thời gian tới, Việt Nam cần triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử ngành y tế trên quy mô toàn quốc với sự tham gia của nhiều lực lượng (y tế, quốc phòng, công an, các bộ ngành, địa phương…). Dự kiến lễ phát động chiến dịch sẽ được tổ chức tại Bộ Quốc phòng.

An toàn tiêm chủng là yêu cầu tối đa

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, để triển khai chiến dịch hiệu quả và đảm bảo chất lượng vắc-xin, tất cả các quy trình phải phối hợp chặt chẽ từ vấn đề bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm, ứng dụng công nghệ thông tin và cả công tác truyền thông cho chiến dịch. "Đặc biệt, vấn đề an toàn tiêm chủng phải được đặt lên hàng đầu, tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc "tiêm đến đâu, an toàn đến đó""- ông nhấn mạnh.

Tháng 7, Việt Nam dự kiến nhận thêm 8-10 triệu liều vắc-xin Covid-19 - Ảnh 3.

Vấn đề an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu - Ảnh: Ngọc Dung

Vấn đề khám sàng lọc, chỉ định tiêm, hoãn tiêm, chống chỉ định tiêm cũng được Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đưa ra. Ông lấy ví dụ từ chiến dịch tiêm chủng hơn 800.000 liều trong khoảng 1 tuần ở TP HCM vừa rồi về lượng người hoãn tiêm, chống chỉ định tiêm…

"Chúng ta cắt ngắn thủ tục hành chính, nhưng không được cắt ngắn quy trình chuyên môn, phải khám sàng lọc chặt chẽ. Việc hoãn tiêm đối với những trường hợp chống chỉ định trong tiêm chủng phải làm chặt chẽ. Ngay từ bây giờ phải lập danh sách đối tượng tiêm, để tiến hành sàng lọc xem đối tượng nào sẽ tiêm tại bệnh viện, đối tượng nào tiêm ở cơ sở y tế hay điểm tiêm lưu động" - Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ.

Điểm khác biệt trong Chiến dịch này là việc điều hành bằng điện tử (online), ứng dụng công nghệ thông tin bắt buộc với tất cả điểm tiêm. Theo ước tính, Chiến dịch có khoảng 19.000 điểm tiêm. Những điểm tiêm này cần ứng dụng triệt để công nghệ thông tin để theo dõi sát sao (về số liều vắc-xin được chuyển từ kho Trung ương về, người đăng ký, người được tiêm….).

Chiến dịch dự kiến diễn ra từ tháng 7 đến tháng 4-2022

Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cho hay theo dự thảo Kế hoạch, thời gian triển khai Chiến dịch diễn ra từ tháng 7-2021 đến tháng 4-2022. Trong năm 2021, tiêm tối thiểu cho 50% người từ 18 tuổi trở lên. Tới hết quý 1-2022 sẽ có trên 70% dân số được tiêm vắc-xin Covid-19.

Tháng 7, Việt Nam dự kiến nhận thêm 8-10 triệu liều vắc-xin Covid-19 - Ảnh 4.

Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết trong năm 2021, tiêm tối thiểu cho 50% người từ 18 tuổi trở lên

Để phục vụ chiến dịch tiêm chủng, Ban Chỉ đạo đã quyết định trưng dụng 8 kho lạnh thuộc Quân khu Thủ đô và 7 Quân khu vùng để thực hiện chức năng bảo quản vắc-xin Covid-19. Các kho này đều đảm bảo yêu cầu về chuyên môn.

Chiến dịch được triển khai trên toàn quốc, trong đó ưu tiên các tỉnh, thành phố đang có dịch, có nhiều khu công nghiệp. Trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm chủng cho các đối tượng ở vùng đang có dịch. Các tỉnh thành phố nguy cơ (có nhiều khu công nghiệp, đông dân cư, có biên giới, giao lưu đi lại lớn, có cửa khẩu quốc tế…).

Bộ Y tế đã có hướng dẫn về tổ chức tiêm chủng. Theo đó, sử dụng hệ thống TCMR, các cơ sở tiêm của các Bộ ngành, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ của Nhà nước, tư nhân và các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng. Bố trí các cụm điểm tiêm chủng lưu động tại các nhà máy, khu công nghiệp để tiêm cho nhiều đối tượng cùng thời điểm…

Tháng 7, Việt Nam dự kiến nhận thêm 8-10 triệu liều vắc-xin Covid-19 - Ảnh 5.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo