xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thanh niên 29 tuổi đứt "gân Asin" sau trận đá bóng

N.Dung

(NLĐO) - Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật chi dưới, Bệnh viện Việt Đức vừa ghép "gân Asin" cho một thanh niên 29 tuổi ở Lạng Sơn bị đứt gân sau trận đá bóng.

Thanh niên 29 tuổi đứt gân Asin sau trận đá bóng - Ảnh 1.

Nam thanh niên được phẫu thuật nối "gân Asin" sau chấn thương do chơi bóng đá

Đam mê bóng đá nên anh Nguyễn A.T. (29 tuổi, ở Lạng Sơn) thường xuyên cùng bạn bè, đồng nghiệp đá bóng. Cách đây 2 tháng, trong một trận bóng giao hữu, anh A.T. đã bị ngã và bị chấn thương ở chân, đặc biệt là gót chân. Những cơn đau nhức dồn dập khiến anh T. không đi lại được.

Sau một vài ngày chịu đựng với hy vọng vết thương có thể tự lành, anh T. được gia đình đưa tới bệnh viện tỉnh khám, tại đây bác sĩ bảo anh bị giập gân. Sau 1 tháng vừa uống thuốc, vừa chườm đá song những con đau âm ỉ vẫn không dứt mà đôi lúc lại đau tăng lên, đặc biệt mỗi khi bước lên cầu thang, phần mũi đặt chân trước đau nhói. Cũng từ đó anh T. không thể ra sân cùng trái bóng. 

Cố chịu đựng những cơn đau và bước đi tập tễnh, sau Tết, anh T. mới tới Bệnh viện (BV) Việt Đức (Hà Nội) khám và được kết luận bị đứt "gân Asin". (gân Asin là gân kết nối cơ của bắp chân với gót chân, là gân lớn nhất trong cơ thể, giúp mọi người đi bộ, chạy và nhảy).

Người hay chạy, đá bóng, tenis, cầu lông... dễ tổn thương gân Asin

Tiến sĩ - bác sĩ Trần Hoàng Tùng, Phó Trưởng Khoa Phẫu thuật Chi dưới, BV Việt Đức, cho biết trường hợp của bệnh nhân T. không phải là hy hữu vì số lượng bệnh nhân tổn thương gân Asin trong các hoạt động thể thao ngày càng gia tăng và ở Việt Nam hay gặp ở độ tuổi từ 20 - ngoài 40 tuổi. Tổn thương gân Asin khi chơi thể thao có thể ban đầu chỉ là đau và mỏi nhẹ vùng trên xương gót, nghỉ ngơi vài ngày là đỡ. Điều này khiến cho mọi người chủ quan hoặc khi thấy đỡ đau lại chơi lại thể thao ngay mà không dành thời gian cho gân hồi phục.

Với bệnh nhân T., đến nay sau 1 tuần nối gân Asin từ nguồn gân của người hiến chết não, tổn thương ở gót chân của bệnh nhân T. được giải phóng, bệnh nhân hiện đã xuất viện.

Thanh niên 29 tuổi đứt gân Asin sau trận đá bóng - Ảnh 2.

Phẫu thuật nối gân Asin cho bệnh nhân chấn thương thể thao

Bác sĩ Tùng cho biết gân Asin từ cơ bụng chân và cơ dép xuống bám vào xương gót lại là gân lớn nhất và khỏe nhất của con người. Với chức năng giữ cho cơ thể đứng thẳng, không bị đổ ra trước và tạo sức bật khi đi lại, chạy nhảy, đôi khi gân Asin phải chịu sức nặng gấp 10 lần cơ thể người. Tuy nhiên, gân Asin lại là gân không có bao hoạt dịch, hệ mạch máu nuôi dưỡng nghèo nàn, hầu như không có mạch nuôi nên khi có chấn thương thường rất khó hồi phục.

Tổn thương đứt gân Asin có thể là cấp tính, đột ngột khi có vật sắc cứa vào và thường được mổ khâu nối trực tiếp hoặc theo phương pháp phẫu thuật đặc biệt. Ngoài ra, tổn thương hay gặp nhất và khó điều trị nhất là tổn thương gân Asin do sang chấn tích tụ lâu ngày. Tổn thương này thường gặp ở những người hay có hoạt động thể thao như chạy, đá bóng, tenis, cầu lông... với tỉ lệ ngày càng gia tăng. "Trong những trường hợp này, gân Asin thường bị hoại tử, mủn nát, vón cục, mất đoạn trên một diện rộng, không thể khâu nối theo phương pháp thông thường. Nhiều trường hợp bệnh nhân phải chấp nhận những bước đi tập tễnh, bước thấp bước cao, nếu không được nối gân Asin từ nguồn gân hiến" - bác sĩ Tùng nói.

Sau ghép gân sẽ chơi thể thao bình thường

Theo giới chuyên môn, có nhiều phương pháp mổ khi mất đoạn gân Asin. Các bác sĩ có thể lấy gân gấp ngón 1 bàn chân hoặc gân mác ngắn, gân cơ gan chân để làm cầu nối điều trị việc thiếu hụt gân Asin. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công không cao. Trong nhiều báo cáo cho thấy chỉ 40 - 60 % số bệnh nhân trở về hoạt động sinh hoạt bình thường, tỉ lệ bệnh nhân chơi lại thể thao còn ít hơn nữa.

Từ năm 2016, lần đầu tiên tại BV Việt Đức đã triển khai kỹ thuật mổ ghép gân đồng loại cho bệnh nhân mất đoạn gân Asin cho tỉ lệ thành công rất cao. Trong số 14 bệnh nhân được ghép gân Asin đến nay 100% bệnh nhân đã trở lại sinh hoạt được bình thường và chơi lại thể thao.

Bác sĩ Trần Hoàng Tùng khuyên bệnh nhân nên đi khám sau 4- 6 tuần đau không đỡ

Các bác sĩ cũng khuyến cáo khi tham gia các hoạt động thể thao, nếu thấy đau vùng gân gót chân thì người chơi thể thao nên dành thời gian cho gân nghỉ từ 4 -6 tuần, sau đó mới chơi lại thể thao. Nếu đau tái phát nhiều lần thì nên đến khám các bác sĩ chuyên khoa chấn thương để kịp thời xử trí, tránh biến chứng hoại tử gân.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo