Chiến dịch "Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử" đã diễn ra ngày 26-12, tại Hà Nội. Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cho biết tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng trong giới trẻ. Tại Việt Nam, tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử tăng lên 2,6% vào năm 2019 và có xu hướng ngày càng tăng. PGS Khuê nhận định thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng đều chứa chất nicotine gây nghiện, có thể gây nguy hại đến hệ hô hấp và tim mạch của chính người hút và cả những người xung quanh.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế)
Các loại thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có chứa nicotine, là chất gây nghiện cao, độc hại, gây bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, ngộ độc và gây ung thư. Trong dung dịch thuốc lá điện tử còn có: glycerin, propylene glycol và hương liệu (có trên 15,500 các loại hương liệu). Propylene glycol (mặc dù được coi là an toàn trong thực phẩm nhưng không phải để hít) có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng và hóa hơi.
Bên cạnh đó, có khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng trong các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó, rất nhiều loại hương liệu được xem là các chất độc và chưa được đánh giá toàn diện về mức độ gây hại đối với sức khỏe.
Ngoài ra, thuốc lá điện tử cũng không có công dụng cai nghiện thuốc lá điếu thông thường. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thế giới chưa có bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử giúp cai thuốc mà ngược lại bằng chứng cho thấy người sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng sẽ có nguy cơ sử dụng thuốc lá thông thường, thậm chí nhiều người có thể sử dụng đồng thời cả hai loại thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu.
Tính đến tháng 2-2020, có 41 quốc gia đã ra lệnh cấm buôn bán thuốc lá điện tử, trong đó có nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Á như Lào, Thái Lan, Campuchia, Singgapo, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... Trong tháng 5-2020, có tới 100 quốc gia đã ban hành luật nội địa quy định đối với thuốc lá điện tử, trong đó có các quy định về độ tuổi tối thiểu được phép mua bán thuốc lá; quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, đóng gói bao bì, các quy định về sản phẩm, phân loại thuốc lá điện tử,…
Hàng chục ngàn người đã ký cam kết không sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử trên trang web chính thức của chiến dịch
Chiến dịch "Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử" do Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá phối hợp với Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tổ chức Y tế toàn cầu Vital Strategies tổ chức. Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh các tập đoàn thuốc lá đang thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đặc biệt nhằm vào thanh thiếu niên. Trên thế giới, tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng trong giới trẻ. "Sự kiện còn là hoạt động thức tỉnh thế hệ trẻ về những tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đối với người dân Việt Nam, qua đó kêu gọi các bạn trẻ thực hiện cam kết không sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử"- PGS Khuê nhấn mạnh.
Tại Việt Nam, theo Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế), tính đến năm 2019, có khoảng 2,6% thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 1317 đang sử dụng thuốc lá điện tử. Thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng đều chứa chất nicotine gây nghiện, có thể gây nguy hại đến hệ hô hấp và tim mạch của chính người hút và cả những người xung quanh.
. Thông qua Lễ phát động, Trung ương Đoàn và Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá mong muốn kêu gọi đoàn viên, thanh niên cả nước cùng hưởng ứng chiến dịch "Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử". Gần 1.000 sinh viên tham dự Lễ phát động đã cùng ký cam kết online "Thanh niên VIệt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử". Đến nay, đã có cả trăm ngàn người đã ký kết cam kết online "Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử."
Bình luận (0)