Trong đó, sản phẩm tên là Bak Foong có tác dụng giảm đau đã bị thu hồi ở Hồng Kông sau khi các cơ quan chức năng phát hiện chứa mức chì gấp 2-3 lần hàm lượng cho phép.
Một sản phẩm khác được gọi là Hairegenerator chuyên trị rụng tóc, bị chính quyền Hồng Kông thu hồi sau khi tìm thấy một mẫu thuốc chứa lượng thủy ngân cao gấp 11 lần mức cho phép.
Theo MRHA, trước đó, Cơ quan Thực phẩm quốc gia Thụy Điển cũng cho biết một loại dược phẩm có thể đội lốt dưới nhiều cái tên khác nhau, được phát hiện có hàm lượng asen cực cao. Dược phẩm này có các tên gọi Ngưu hoàng giải độc phiến (Niu-Huang Chieh-tu-pein), Divya Kaishore Guggul hoặc Chandraprabha Vatiand, được quảng cáo là trị quai bị, viêm họng, viêm amiđan, đau răng, nhiễm trùng da, biếng ăn và sốt cao ở trẻ nhỏ.
Người đứng đầu mảng thảo dược của MHRA, Richard Woodfield, khuyên mọi người nên hết sức thận trọng khi mua những loại thuốc không có giấy phép lưu hành.
“Các loại thuốc giả mạo thuốc gia truyền Trung Quốc chứa nhiều kim loại nặng là vấn đề chung của cả thế giới vì chúng đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Thuốc tự nhiên cũng không có nghĩa là an toàn. Để lựa chọn loại thảo dược phù hợp cho riêng mình, bạn cần tìm kiếm sản phẩm có giấy phép sản xuất ghi trên bao bì rõ ràng” - ông nói.
Ông Richard Woodfield cũng kêu gọi những người đã sử dụng các sản phẩm chứa các chất độc nêu trên hãy nhanh chóng đến bác sĩ để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Đây không phải là lần đầu tiên thuốc Trung Quốc bị cảnh báo gây nguy hiểm. Hồi tháng 6-2013, thuốc cổ truyền Trung Quốc được báo cáo nhiễm thuốc trừ sâu và các loại hóa chất cấm sử dụng, bị Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là cực kỳ nguy hiểm.
Bình luận (0)