Những món ăn bài thuốc dân gian dưới đây đều có nguyên liệu từ những cây cỏ quen thuộc trong vườn nhà. Chúng đơn giản, dễ thực hiện, có thể áp dụng khi quá chén hoặc ngộ độc thực phẩm.
Gừng
Gừng không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn mà còn là thuốc quý có tác dụng chữa nhiều thể bệnh bởi khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Tác dụng gừng cân bằng quá trình tiêu hóa; cải thiện tuần hoàn máu; giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất dễ dàng hơn; đồng thời chữa các chứng đau khớp, buồn nôn, tiểu đường, hen suyễn, thậm chí là hỗ trợ cơ thể chống lại các tế bào ung thư.
Gừng hỗ trợ sức khỏe rất tốt
Tỏi
Gia vị này góp mặt trong hầu hết các món ăn của người Việt. Theo tín ngưỡng, tỏi còn giúp xua đuổi yêu ma, rắn, côn trùng và là một loại thảo dược tự nhiên tuyệt vời với lượng dinh dưỡng dồi dào (gồm vitamin C, B6, mangan, chất xơ…) nhưng lại chứa rất ít calo.
Ảnh: Healthline
Một số tác dụng tốt đối với sức khỏe và khả năng điều trị bệnh của tỏi phải kể đến đó là tăng cường sức đề kháng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng; cân bằng hệ tiêu hóa, hệ tim mạch (đặc biệt là huyết áp); cải thiện trao đổi sắt; thanh lọc, giải độc cho cơ thể; thậm chí là chữa đau răng, chữa các bệnh về tim mạch, chống dị ứng và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư nữa.
Rau chân vịt (còn gọi là cải bó xôi)
Loại rau có lá xanh giòn, ăn được cả hoa, chứa nhiều dưỡng chất như vitamin (A, K, C, B1, B3) và khoáng chất. Rau chân vịt không chỉ giúp bảo vệ thị lực, tăng cường sự chắc khỏe của xương, cân bằng cholesterol, ngăn ngừa tiểu đường, giảm nguy cơ tổn hại DNA… mà còn cải thiện hệ thống tim mạch và hệ thần kinh, giúp điều hòa huyết áp, ngăn ngừa sự mất ngủ, tình trạng viêm dây thần kinh, bệnh béo phì và đặc biệt là các khối u ung thư.
Cải bó xôi vừa làm món ăn ngon vừa có giá trị y học cao
Cây dương xỉ
Đây là một cây thuốc quý nên trồng tại nhà. Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ là một loại cỏ mọc dại, thực ra lại là một loài cây có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống.
Ảnh: Wikimedia
Dương xỉ được dùng để trang trí, dùng trong nghệ thuật cắm hoa và còn là nguyên liệu trong một số món ăn. Không những thế, rễ và thân cây dương xỉ còn được y học đánh giá cao về giá trị dược chất, giúp điều trị một số thể bệnh như sốt, ho, vết thương trên da, vết cháy nắng, bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, đồng thời nó còn có khả năng giúp cân bằng hệ tiêu hóa và phòng chống sâu hại hiệu quả.
Bạc hà
Tinh dầu bạc hà vốn đã và đang được sử dụng phổ biến trong cuộc sống, không chỉ giúp tạo hương vị cho thực phẩm, tạo hương thơm cho không gian mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe bởi đặc tính chống viêm, kháng chuẩn, ngăn ngừa nấm hiệu quả.
Giá trị dược chất của cây bạc hà thể hiện rõ nhất ở khả năng cân bằng hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng, gia tăng sự tỉnh táo, giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng xoang, đặc biệt là khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u ung thư tuyến tiền liệt.
* Mẹo hay chữa ngộ độc rượu ngày Tết
Mua một nắm ngó sen tươi để sẵn, khi cần giã vắt lấy nước uống, có thể giải độc rượu. Uống nước nấu từ hoa sắn dây sẽ thấy tỉnh táo hơn.
Nhai vài ngọn rau muống tươi cũng có tác dụng giải độc rượu.
Lấy một nắm đậu xanh khô, dùng nước sôi rửa sạch rồi giã nát. Hòa lượng đậu xanh đã giã này vào một ít nước sôi rồi gạn lấy nước để uống giải rượu.
Nếu bị say kèm theo đau đầu thì dùng rau cần tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước uống. Ăn một trái lựu hoặc giã nát, gạn lấy nước để uống.
Đậu xanh có thể giải rượu
Ăn cháo đậu xanh, cháo đậu đen hoặc cháo sắn dây. Ăn khi nóng hay để nguội đều được. Bí quyết khi uống rượu của người Nhật là nên ăn kèm món đậu hũ hoặc giá sống. Đó là vì các thực phẩm này có chứa nhiều vitamin B1 - loại vitamin giải rượu tốt nhất.
* Chữa đầy hơi, trướng bụng:
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành TP HCM, có thể áp dụng các bài thuốc sau:
Nụ vối, vỏ lựu, gừng (mỗi loại 5-10 g) rửa sạch cho vào nồi, thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống 2-3 ngày.
Quất tươi chín 100 g, 500ml rượu trắng, ngâm khoảng 2 tuần là dùng được. Uống 15-20 ml rượu quất trước mỗi bữa ăn có tác dụng chữa đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.
Lá tía tô 100 g, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống vài lần trong ngày.
Sả trị chứng đầy hơi
Uống 3-6 giọt tinh dầu sả chữa đau bụng đầy hơi. Hoặc lấy sả tươi 30-50 g đun sôi, uống nóng 2-3 lần trong ngày.
Nếu bị chướng hơi, nấu vài nụ đinh hương lấy nước uống.
Ngày Tết nếu bị đau bụng, uống một cốc trà nghệ sẽ thấy dịu ngay.
Một vài lá húng quế trong các món ăn giúp tăng cường hoạt động của bộ máy tiêu hóa, chống đầy hơi chướng bụng.
Gừng có thể giúp giải độc nhanh khi ngộ độc thực phẩm. Nếu gấp, chỉ cần giã vài lát gừng hoặc một muỗng bột gừng pha trong một cốc nước ấm rồi uống ngay. Ngoài ra, một vài lát vỏ quýt sẽ giúp tăng tiết dịch vị, nhờ đó dễ tiêu hóa thức ăn, chống khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa.
Bình luận (0)