xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiêm vắc-xin viêm gan B sơ sinh: Đừng chần chừ!

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Bệnh viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu của ung thư gan, diễn tiến bệnh phức tạp, điều trị tốn kém. Các chuyên gia y tế dự phòng khuyến cáo nên tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu cho trẻ sau khi sinh

Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ em. Việc trẻ bị lây truyền virus viêm gan B từ mẹ làm gia tăng tỉ lệ ung thư gan và xơ gan trong tương lai.

Cộng đồng lo lắng

Trước đây, trẻ sinh ra sẽ được đưa đi tiêm vắc-xin viêm gan B bình thường. Thế nhưng, sau sự cố 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B ở Quảng Trị, Bộ Y tế đã bổ sung quy định nhân viên y tế sẽ tư vấn cho người mẹ, nếu đồng ý thì mới tiêm chủng. Mặc dù vắc-xin viêm B đã được “giải oan” gần 2 năm nay (3 trẻ tử vong ở Quảng Trị được xác định không phải do vắc-xin hay sốc phản vệ mà do nhân viên y tế tiêm nhầm thuốc) nhưng sự cố trên cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉ lệ tiêm loại vắc-xin này.

 

Giới chuyên môn khuyến cáo trẻ cần được tiêm đầy đủ các mũi nhắc lại để phòng bệnh viêm gan B
Giới chuyên môn khuyến cáo trẻ cần được tiêm đầy đủ các mũi nhắc lại để phòng bệnh viêm gan B

 

Chị Trần Hoài Hương (ngụ quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết đã quyết định không tiêm mũi viêm gan sơ sinh cho con khi kết quả xét nghiệm trước đó của chị là âm tính với virus viêm gan B. Trong khi đó, vợ chồng anh Hoàng Minh Tuấn (ngụ Hải Phòng) đã từ chối tiêm vắc-xin sơ sinh (tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh) với lý do chờ con “cứng cáp” hơn mới tiêm. Theo anh Tuấn, vợ chồng anh hiếm muộn, chạy chữa mãi mới có con mà lại sinh non nên việc tiêm vắc-xin quá sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Bà Dương Thị Hồng, Trưởng Văn phòng chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho biết trong 3 tháng đầu năm 2015, tỉ lệ tiêm vắc-xin viêm gan B rất thấp, chỉ 15,2% (tỉ lệ này trong năm 2014 là 55,4%). Đây thực sự là mối lo lắng cho cộng đồng bởi Việt Nam là một trong những nước chịu gánh nặng bệnh tật rất lớn do viêm gan B.

Tiêm muộn, hiệu quả phòng bệnh giảm

Theo GS-TS Nguyễn Trần Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, nếu người mẹ mang virus viêm gan B thì 90% sẽ truyền cho con. Trong khi đó, tỉ lệ nhiễm virus trong cộng đồng hiện chiếm từ 10%-20% dân số nên việc tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh là rất quan trọng. Mũi vắc-xin này sẽ phòng được 85%-90% các trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con. Nếu trẻ tiêm vắc-xin viêm gan B trong thời điểm 7 ngày sau sinh, khả năng phòng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ đạt 50%-57% và càng tiêm muộn tỉ lệ này càng giảm dần. Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo nếu trẻ được tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh sẽ giảm 16%-20% số người lành mang bệnh, từ đó làm giảm tỉ lệ người bị xơ gan, ung thư gan trong tương lai.

Theo các chuyên gia, trẻ mới sinh cũng cần có thời gian thích nghi với môi trường bên ngoài; sự ổn định nhịp thở, da hồng, bú tốt là những dấu hiệu chứng tỏ một trẻ khỏe mạnh, khi đó có thể tiêm vắc-xin mà vẫn bảo đảm trẻ được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Tiêm vắc-xin sớm được coi là một cuộc đua giữa sự nhân lên của virus và vắc-xin tạo kháng thể nên nhiều nước đã tiêm ngay trong vòng 12 giờ sau khi trẻ chào đời.

Mẹ âm tính, con vẫn có nguy cơ

Từ nhiều ý kiến cho rằng nếu người mẹ xét nghiệm HBsAg âm tính thì đứa trẻ sinh ra có thể không nhất thiết phải tiêm ngay vắc-xin viêm gan B, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, lưu ý: “Ở Việt Nam, tỉ lệ người lành mang virus viêm gan B khá cao nên trẻ không được tiêm trong 24 giờ sau sinh vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh từ môi trường, người chăm sóc trẻ hoặc từ thành viên khác”.

PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, phân tích thêm rằng ngay cả khi trường hợp mẹ có xét nghiệm HBsAg âm tính thì đứa trẻ vẫn cần phải tiêm vắc-xin ngay sau sinh bởi không loại trừ xét nghiệm âm tính giả trong khi mẹ vẫn đang nhiễm virus viêm gan B. Ngoài ra, người mẹ đang nhiễm ở thời kỳ cửa sổ (30-60 ngày) nên không phát hiện được qua xét nghiệm... “Vắc-xin viêm gan B là một trong những vắc-xin an toàn, các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra như sưng, đau tại chỗ tiêm, sốt hoặc mệt mỏi, kích thích… Bất kỳ thuốc, vắc-xin hoặc sinh phẩm đều có thể có một tỉ lệ rất hiếm các phản ứng bất lợi nghiêm trọng. Tuy nhiên, những trường hợp phản ứng nặng như sốc phản vệ là rất hiếm gặp, chỉ 1/1,1 triệu liều tiêm” - ông Lân giải thích.

 

Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, không giống nhiều căn bệnh khác, viêm gan B diễn biến âm thầm, hầu như không có biểu hiện lâm sàng, không ảnh hưởng ngay đến sức khỏe cho đến khi có biểu hiện xơ gan, ung thư gan và tử vong. Bệnh là nguyên nhân hàng đầu của ung thư gan, 25% bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B sẽ bị xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị. Việc chữa trị cũng rất tốn kém vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó tiêm vắc-xin viêm gan B là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Trẻ cần được tiêm đủ 3 mũi vắc-xin viêm gan B: Mũi thứ nhất trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, mũi thứ hai sau 1 tháng và mũi thứ ba nhắc lại sau 6 tháng.

 

Các nhà khoa học trên thế giới đánh giá vắc-xin viêm gan B thuộc loại lành tính nên trẻ sinh non, sinh thiếu cân... đều có thể tiêm được.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo