Theo nghiên cứu này, hơn 50% trẻ em Việt Nam thiếu hụt các vi chất như vitamin A, B1, C, D và sắt trong khẩu phần ăn. Con số này cao hơn so với 3 nước khác được khảo sát là Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Cũng theo GS Hợp, nguồn cung cấp vitamin D trong khẩu phần ăn chủ yếu từ các sản phẩm có nguồn gốc động vật, trong đó có trứng, sữa, thịt…
Với trẻ nhỏ, trứng và sữa là sản phẩm rất cân đối. Với trẻ trên 2 tuổi, các bà mẹ có thể cho con ăn mỗi ngày một quả trứng, người trưởng thành có thể ăn 2-3 quả trứng/ngày. Trứng là thức ăn nhiều chất béo, các vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Theo bác sĩ Lê Nguyễn Bảo Khanh, Viện Dinh dưỡng quốc gia, bữa ăn truyền thống của người Việt hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Đáng lưu ý, trẻ ở khu vực thành thị có tỉ lệ thiếu vitamin D cao hơn trẻ nông thôn. Nhóm trẻ gái ở thành thị có tỉ lệ thiếu vitamin D cao nhất là hơn 58%.
Nghiên cứu này cũng cho thấy gánh nặng kép về dinh dưỡng mà Việt Nam đang phải đối mặt. Đó là tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân vùng thành thị là 10,8 %, nông thôn là 20,8%. Trong khi đó, ở thành thị, trẻ béo phì lại cao hơn gấp 5 lần so với nông thôn (29% so với 5%).
Bình luận (0)