xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Triển khai tiêm vắc-xin an toàn, hiệu quả

NGỌC DUNG - ANH THƯ

Để phòng bệnh cho một cộng đồng thì cộng đồng đó phải đạt được miễn dịch khoảng 60%-70% dân số trở lên

Chiều 24-2, Báo Người Lao Động đã phối hợp với Bộ Y tế tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề "Tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 tại Việt Nam" với sự tham gia của PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia và PGS-TS Trần Đắc Phu, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc - Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

Sẽ tổ chức cuốn chiếu

Trả lời câu hỏi của một bạn đọc về kế hoạch tổ chức tiêm chủng, PGS-TS Dương Thị Hồng cho biết việc tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 sẽ được tổ chức với hình thức chiến dịch nhưng không phải là triển khai đồng loạt trên toàn quốc cho tất cả đối tượng mà sẽ tổ chức cuốn chiếu tại các địa phương, cho từng nhóm đối tượng phù hợp với tiến độ cung ứng vắc-xin.

Việc thực hiện dựa trên hệ thống tiêm chủng đang triển khai trên toàn quốc với khoảng hơn 13.000 cơ sở tiêm chủng bao gồm tiêm chủng mở rộng tại xã, phường, điểm tiêm chủng tại bệnh viện và các cơ sở tiêm chủng dịch vụ bảo đảm đủ điều kiện tiêm chủng. Nhân lực tham gia công tác tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ tại Việt Nam đều được tập huấn về tiêm chủng, có kinh nghiệm trong việc tổ chức tiêm chủng.

PGS-TS Trần Đắc Phu cho biết để thực hiện phòng, chống dịch khẩn cấp, Việt Nam có thể tiến hành tiêm ngay cho các đối tượng có nguy cơ cao theo kế hoạch được Bộ Y tế phê duyệt nhưng trong quá trình tiêm cũng đã được Cục Quản lý dược - đơn vị cấp phép; Cục Y tế dự phòng - đơn vị triển khai; Cục Khoa học - Đào tạo - đơn vị đánh giá lâm sàng phối hợp để theo dõi, giám sát, đánh giá để bảo đảm vắc-xin được triển khai tiêm một cách an toàn và có hiệu quả phòng chống dịch cho người dân.

Về việc giáo viên được xếp vào đối tượng ưu tiên, PGS-TS Trần Đắc Phu cho biết giáo viên thường xuyên tiếp xúc nhiều học sinh từ nhiều nơi khác nhau khi tới lớp, đồng thời phòng bệnh cho giáo viên cũng là phòng cho học sinh. Đây là quan điểm nhân văn của Bộ Y tế.

Triển khai tiêm vắc-xin an toàn, hiệu quả - Ảnh 1.

Dù có vắc-xin, vẫn nên thực hiện đeo khẩu trang, khử khuẩn để phòng Covid-19. (Trong ảnh là máy sát khuẩn tự động tại Công ty Điện lực Sài Gòn, TP HCM) Ảnh: TẤN THẠNH

Đẩy mạnh dự phòng biến chứng

Theo PGS-TS Dương Thị Hồng, vắc-xin Covid-19 cũng có tỉ lệ gây ra tác dụng không mong muốn như bất kỳ thuốc hay vắc-xin nào khác (chủ yếu là các phản ứng thông thường). Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sau tiêm vắc-xin phòng Covid-19 của Astra Zeneca, các phản ứng thường gặp với tỉ lệ >10% như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, khó chịu, sốt trên 38 độ C. Phản ứng tại chỗ như sưng tấy, ban đỏ tại chỗ tiêm chiếm 1% - 10%.

Cho dù các phản ứng kể trên không có vẻ nghiêm trọng nhưng trên nguyên tắc, ngành y tế luôn phải dự phòng các tình huống nguy hiểm nhất, như các phản ứng nặng. Vì vậy, khi triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng Covid 19, cán bộ y tế đã được tập huấn về việc sử dụng vắc-xin và theo dõi, xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng...

Trang thiết bị phòng chống sốc và xử trí cấp cứu với các trường hợp tai biến sau tiêm chủng (nếu có) cũng được trang bị đầy đủ tại các điểm tiêm chủng. Việc triển khai vắc-xin sẽ theo tiến độ cung ứng vắc-xin và việc triển khai sẽ được theo dõi, giám sát chặt chẽ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai biến.

PGS-TS Trần Đắc Phu cũng nói rõ là lô vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca phối hợp với ĐH Oxford nghiên cứu và sản xuất được nhập về sáng 24-2 đã được WHO tiền thẩm định, có thể tiêm ngay và đã tiêm ở hàng chục nước trên thế giới. Trong đối tượng ưu tiên đầu tiên là nhân viên y tế thì nhân viên y tế ở các khu vực có dịch có thể được tiêm trước.

Thông thường, sau tiêm vắc-xin khoảng 15 ngày là cơ thể bắt đầu có miễn dịch, tuy nhiên đây là vắc-xin mới nên cần thẩm định thêm. Mỗi người sẽ cần tiêm 2 mũi đối với loại vắc-xin AstraZeneca. Thời gian tiêm cách nhau tối thiểu 21 ngày. Sau khi tiêm cũng không cần phải kiêng cữ gì nhưng cần theo dõi nếu có sự khác thường về sức khỏe thì báo ngay cho cơ sở y tế.

PGS-TS Trần Đắc Phu cũng cho biết quan điểm của Chính phủ là toàn dân sẽ được tiêm vắc-xin Covid-19 nhưng hiện nay sẽ ưu tiên cho đối tượng có nguy cơ đã được đề cập trong kế hoạch của Bộ Y tế, hiện chưa triển khai tiêm dịch vụ.

Vẫn đeo khẩu trang, khử khuẩn

PGS-TS Trần Đắc Phu cho biết muốn có miễn dịch cộng đồng thì phải "phủ" vắc-xin ở 60%-70% dân số, trong khi việc tiêm vắc-xin chưa hẳn đã có miễn dịch ngay sau tiêm, ngoài ra cần đề phòng sự biến thể của virus. Do vậy, chúng ta vẫn phải áp dụng biện pháp phòng bệnh có hiệu quả theo nguyên tắc 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế). Minh chứng cụ thể là Israel dù đã tiêm vắc-xin được 50% dân số nhưng chính phủ vẫn khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, khử khuẩn...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo