xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ COP7, WHO kêu gọi giảm tác hại nếu chưa thể cai thuốc lá

Hải Thanh

(NLĐO) - Ngay từ Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) lần thứ 6 (COP6) tổ chức năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã yêu cầu kiểm soát các sản phẩm thuốc lá hiện diện, trong đó bao gồm thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) nhằm chống bình thường hóa việc sử dụng thuốc lá. Đến COP10 năm nay, giới chuyên gia trong nước kỳ vọng TLTHM sẽ sớm đạt được sự đồng thuận của tất cả bộ, ngành liên quan đối với cơ chế quản lý các sản phẩm này.

Tiến trình xây dựng hướng dẫn quản lý TLTHM

Hội nghị các bên (COP) tham gia Công ước FCTC của WHO là sự kiện được tổ chức thường kỳ 2 năm một lần. COP là nơi để các bên tham gia FCTC cùng thảo luận về kết quả của việc các giải pháp kiểm soát thuốc lá do WHO đề nghị, cũng như cập nhật các vấn đề xoay quanh chiến lược kiểm soát thuốc lá toàn diện của các quốc gia. Từ các kỳ họp COP gần đây, cùng với sự phổ biến ngày càng rộng rãi, TLTHM nổi lên như một vấn đề tâm điểm của mọi cuộc thảo luận liên quan.

Từ COP7, WHO kêu gọi giảm tác hại nếu chưa thể cai thuốc lá - Ảnh 1.

Thông báo trước sự kiện COP10

FCTC là công ước được xây dựng từ năm 2003 nhằm kiểm soát tác hại của thuốc lá, mang lại quyền được hưởng chế độ chăm sóc, cải thiện sức khỏe tốt nhất cho mọi người dân và thống nhất các hướng dẫn về biện pháp thực hành, chiến lược hợp tác hành động trong lĩnh vực kiểm soát thuốc lá. Công ước FCTC bao gồm các giải pháp kiểm soát thuốc lá toàn diện thuộc các cơ quan quản lý khác nhau, như là các vấn đề về bao bì, nhãn mác, kiểm soát buôn lậu, thương mại, phân phối, quảng cáo… Hiện nay, FCTC là Hiệp ước y tế toàn cầu về kiểm soát thuốc lá với sự tham gia của số lượng thành viên lớn nhất gồm 193 quốc gia, trong đó có Việt Nam kể từ năm 2005.

Từ COP6, các ủy ban tham dự hội nghị đã thảo luận về dự thảo quyết định đối với các sản phẩm thuốc lá không khói thế hệ mới. Các bên nhấn mạnh thực tế, các sản phẩm không khói đang trở nên phổ biến trong cộng đồng, với đa dạng mẫu mã, chủng loại.

Tại COP7 năm 2016, một lần nữa TLTHM tiếp tục được đưa ra thảo luận. Trong Báo cáo về vai trò tiềm năng của Thuốc lá Điện tử có chứa Nicotine (ENDS) hoặc không chứa Nicotine (ENNDS) trong kiểm soát thuốc lá tại COP7, WHO nêu: "Nếu phần lớn những người hút thuốc lá không thể hoặc không muốn cai thuốc lá chuyển đổi ngay sang sử dụng một nguồn nicotine thay thế có nguy cơ sức khỏe thấp hơn để dần dần ngừng sử dụng thuốc lá hoàn toàn, thì cách tiếp cận này sẽ giúp đạt được thành tựu đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng hiện nay".

Các bên còn quyết định tiếp tục thực hiện các bước mạnh mẽ để quản lý thuốc lá không khói và cấm sản xuất, bán, vận chuyển, lưu trữ một số dạng sản phẩm TLTHM theo quy định.

Đến COP8, nhiều quốc gia tham gia khẳng định: việc cho phép TLTHM thâm nhập thị trường mà không quản lý có thể đe dọa đến các chiến lược kiểm soát thuốc lá, làm suy yếu nỗ lực của FCTC những năm qua. Cũng tại COP8, WHO công bố xếp loại thuốc lá làm nóng là sản phẩm thuốc lá, do đó sản phẩm này nằm trong phạm vi điều chỉnh của tất cả điều khoản liên quan của Công ước Khung FCTC cũng như các quy định kiểm soát liên quan của nước sở tại, cụ thể là luật kiểm soát thuốc lá hiện hành của quốc gia.

Không chỉ trong các kỳ COP, từ hơn hai thập kỷ trước, WHO cũng đã có những quy định liên quan đến các sản phẩm không khói, xem đó như giải pháp giúp giảm tác hại do khói thuốc lá điếu.

Trong chuyên khảo Nâng cao Kiến thức về Quản lý các Sản phẩm Thuốc lá xuất bản năm 2000, WHO đánh giá xu hướng tử vong toàn cầu sẽ chỉ bị ảnh hưởng nhẹ bởi các biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ. Nhưng tỉ lệ này sẽ giảm đáng kể nếu thành công sử dụng rộng rãi các biện pháp điều trị chứng nghiện thuốc lá và giảm sự phơi nhiễm với các thành phần có hại trong khói thuốc lá.

Gần đây hơn, quy định quản lý Sản phẩm Thuốc lá (WHO TobReg), tổ chức kế thừa của Ủy ban Tư vấn Khoa học của WHO về Quy định quản lý Sản phẩm Thuốc lá (SACTob), cũng đã nhận ra lợi ích của TLTHM trong việc giảm độc tính. Theo WHO TobReg, việc phát triển các sản phẩm TLTHM ít độc hại hơn hoặc ít gây nghiện hơn có thể là một phần của hướng tiếp cận toàn diện nhằm giảm tỉ lệ tử vong và bệnh tật liên quan đến thuốc lá, đặc biệt là ở những người sử dụng thuốc lá".

Cần sự đồng thuận

Do tình hình đại dịch năm 2021 nên COP9 là phiên bản ngắn gọn tạm thời, chưa đầy đủ, bao quát đối với các vấn đề liên quan đến các sản phẩm TLTHM đã được đánh giá từ chính phủ các nước, chuyên gia của các tổ chức độc lập cũng như các cơ quan y tế trên toàn cầu. Chính vì vậy, COP10 được đánh giá là kỳ họp quan trọng, nhằm rút ra kết luận trọng yếu chưa thể thực hiện được tại COP9 đối với TLTHM.

Từ COP7, WHO kêu gọi giảm tác hại nếu chưa thể cai thuốc lá - Ảnh 2.

Kỳ họp các bên gần nhất tại COP9

Là thành viên tích cực của Công ước FCTC, Việt Nam cũng đã tham gia COP từ những kỳ hội nghị đầu tiên. Do vậy, COP là sự kiện tầm vóc quốc tế, thể hiện vai trò của Việt Nam trước bạn bè quốc tế. Theo đó, Bộ Y tế là đơn vị chủ trì được Chính phủ giao nhiệm vụ trưởng đoàn, cùng đại biểu từ các bộ - ngành liên quan như Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Văn phòng Chính phủ.

Tại các kỳ COP FCTC, Việt Nam luôn thể hiện quan điểm kiểm soát thuốc lá toàn diện, dựa trên đánh giá tác động đa chiều từ sức khỏe cộng đồng, ngân sách và an ninh quốc gia cũng như quyền lợi của nông dân trồng thuốc lá và doanh nghiệp sản xuất thuốc lá hợp pháp.

Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát TLTHM đang chưa có kết luận sau cùng. Trong khi nhiều bộ, ngành đã đồng thuận với đề xuất cần kiểm soát TLTHM bằng luật thì vẫn còn có quan điểm cấm hoàn toàn mặt hàng này bởi quan ngại về sức khỏe của người dùng trẻ, mặc dù trong bối cảnh vẫn chưa có số liệu thực tiễn.

Theo các chuyên gia, việc ứng xử thế nào đối với TLTHM đã là câu chuyện thảo luận trong nhiều năm qua, vì vậy đến nay là đã quá trễ để tiếp tục trì hoãn quyết định. Do đó, các bộ - ngành liên quan cần sớm đạt được sự thống nhất trong quan điểm, từ đó làm rõ nhiệm vụ và vai trò của từng cơ quan tham gia đoàn đại biểu tham dự COP10, chứ không chỉ riêng trách nhiệm của Bộ Y tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo