xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Uống nhầm tro tàu, bé gái bị teo thực quản

A. Thư

(NLĐO)- Chỉ vì uống nhầm 1 ngụm nhỏ nước tro tàu, bệnh nhi đã bị bỏng thực quản, phải điều trị phỏng cũng như di chứng teo hẹp thực quản tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.

4 tháng trước, bé P.T.M.L. (Đồng Tháp) được gia đình dẫn đi ăn giỗ, trong lúc vui chơi, khát nước đã đi tìm nước uống và uống nhầm chai nước tro tàu (KOH- một chất kiềm mạnh là phụ gia làm bánh, bún...., trong như nước lọc).

"Sau khi uống nhầm, cháu tôi nôn ói rất nhiều, miệng, lưỡi bị phỏng nên chúng tôi đã đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu" - bà nội bé L. cho biết.

Sau đó, bé tiếp tục được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng bỏng độ 2. Ngày 5-10 vừa qua bé lại phải trở lại bệnh viện tái khám sau vài tháng tưởng chừng ổn định vì thực quản đã bị teo hẹp trở lại gây khó khăn trong ăn uống. Đây đã là lần thứ 4 bé phải nong thực quản sau khi bị phỏng.


Bé L. trong vòng tay bà nội

Bé L. trong vòng tay bà nội

"Bé sẽ phải đến bệnh viện tái khám mỗi tháng và tiếp tục đặt stent nong thực quản nếu tình trạng hẹp vẫn diễn ra, dự tính phải điều trị ít nhất 1 năm" - bác sĩ Đặng Hoàng Sơn, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết.

Theo bác sĩ Sơn, nước tro tàu vốn là một loại kiềm. Bỏng kiềm nhìn bên ngoài vùng miệng không khủng khiếp như a-xít nhưng thực chất chúng sẽ ngấm từ từ, gây tổn thương rất dữ dội.

Cũng do nhìn bên ngoài "có vẻ không sao" nên nhiều khi người nhà ngộ nhận, cho bé uống vài ngụm nước, thuốc giảm đau rồi nghĩ vài ngày sau sẽ khỏi. Trong vòng 3 tuần đầu, trẻ sẽ ít có biểu hiện cụ thể khi đã bị phỏng thực quản. Sau 3 tuần, thực quản bắt đầu bị teo hẹp, gây nôn ói... gia đình mới đưa vào bệnh viện thì việc điều trị đã phức tạp hơn rất nhiều.


Bác sĩ Đặng Hoàng Sơn đang trình bày về ca bệnh và đưa ra những cảnh báo với cộng đồng

Bác sĩ Đặng Hoàng Sơn đang trình bày về ca bệnh và đưa ra những cảnh báo với cộng đồng

Mỗi năm Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận khoảng 15-20 ca uống nhầm hóa chất. Các hóa chất thường gặp là nhóm a-xít dùng trong ắc quy, làm vàng, nhóm kiềm như nước tro tàu, chất tẩy rửa. Trong các tình huống này, cách sơ cứu đúng nhất là rửa vùng phỏng bằng nước sạch và cho trẻ uống nhiều nước rồi đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, tránh việc cho uống thêm nước chanh, sữa... để cố trung hòa bởi có thể gây thương tổn nặng thêm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo