xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao phụ nữ tự tử, ghét con?

Bài và ảnh: NGỌC DUNG

Những xung đột tâm lý mà sản phụ gặp phải trong suốt kỳ mang thai đến sau khi sinh có thể là khởi nguồn của những vụ tự tử, giết con hoặc gây thương tích cho người thân

Theo bác sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), trong cuộc sống có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ có các hành vi không kiểm soát được như bạo lực, tự tử, giết con hoặc gây thương tích cho mình và người thân. Đây là những hành vi rối nhiễu tâm lý mà phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ rất hay gặp nhưng chưa hề được chẩn đoán, điều trị hoặc tối thiểu là nhận biết để đề phòng và tự chăm sóc sức khỏe cho mình.

img

Rối nhiễu tâm lý ở phụ nữ sau khi sinh tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe cho mẹ và con. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Tự tử vì trầm cảm khi mang thai

Vụ chị N.T.C, 31 tuổi (ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội), có thai 4 tháng buộc theo đứa con trai 5 tuổi tự tử chỉ vì mâu thuẫn gia đình đã khiến nhiều người bàng hoàng. Theo người nhà, chị và chồng đã mâu thuẫn trong thời gian dài, người chồng thường đánh đập, chửi bới vợ. Trước đó, vợ chồng chị C. đã xung đột gay gắt và người chồng đã nhiều lần đánh chị. Trong khi bụng mang dạ chửa, lại nuôi con nhỏ nhưng không nhận được sự chia sẻ của người thân, chị C. cùng quẫn, nghĩ quẩn, nhảy sông tự tử cùng 2 đứa con.

Trước đó, tại TPHCM, một nữ sinh đã tự sinh con tại phòng trọ nhưng sợ bạn bè biết chuyện, nữ sinh này đã bóp mũi bé trai đến ngưng tim nhằm giấu nhẹm việc “đẻ hoang”. May mắn, các bạn cùng phòng đã phát hiện và kịp thời đưa bé trai sơ sinh đi cấp cứu trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, 2 cánh mũi có vết trầy xước. Tuy đã được cấp cứu qua cơn nguy kịch nhưng cháu bé có thể bị di chứng do não bị thiếu ôxy.

Bác sĩ Trần Tuấn cho biết tỉ lệ phụ nữ bị rối nhiễu tâm lý khi mang thai cao gấp đôi so với người bình thường. Kết quả nghiên cứu trên hơn 1.000 phụ nữ ở Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh cho thấy rối nhiễu tâm lý ở phụ nữ mang thai và sau sinh chiếm tới 30%. Cùng với đó, tỉ lệ trầm cảm, lo âu ở đối tượng này là 18% trong 16 tuần đầu mang thai và 11% ở thời điểm 6 tháng sau khi sinh. Tất cả phụ nữ có rối nhiễu tâm lý, trầm cảm, lo âu đều không được chẩn đoán hoặc điều trị.

Kết quả nghiên cứu mới nhất trên hơn 500 thai phụ tại tỉnh Hà Nam được RTCCD công bố sáng 14-3 thì có đến gần 40% thai phụ gặp các rối loạn tâm thần phổ biến ở giai đoạn đầu thai kỳ. Đến cuối thai kỳ, tỉ lệ này còn gần 29%. Các rối loạn cảm xúc mà các bà mẹ thường gặp như buồn bực, cảm thấy tội lỗi, chán nản, tự ti, giảm tập trung, khó chịu, lo lắng quá mức, cảm thấy lạc lõng, cô lập, tuyệt vọng.

Không được chăm sóc tâm lý 

Theo bà Trần Thu Hà, Phó Giám đốc RTCCD, người mẹ bị rối nhiễu tâm lý nặng sẽ dẫn đến các hành vi nguy hiểm như ghét con, chối bỏ con, gây gổ với người thân, tự tử hoặc giết con. Còn nếu nhẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như giảm tình thương với con hay đánh con, mâu thuẫn vợ chồng tăng lên, gây áp lực tâm lý nặng nề lên trẻ. Đứa trẻ sẽ bị suy nhược cả thể chất lẫn tinh thần, kém cảm xúc, quan hệ xã hội trục trặc hoặc trở nên hung hăng, bướng bỉnh.
Nguyên nhân của những rối nhiễu tâm lý khi cơ thể người mẹ trải qua nhiều biến đổi, đặc biệt về nội tiết. Trong những ngày đầu sau sinh, sản phụ thường chịu nhiều đau đớn, khó chịu, lại phải thường xuyên chăm sóc con, đêm không được ngủ yên giấc; mối quan hệ với chồng cũng thay đổi, đặc biệt là sau sinh con đầu lòng... cũng khiến sản phụ dễ bị rối nhiễu tâm lý. Do đó, nếu không nhận được sự hỗ trợ của bác sĩ, gia đình, người mẹ có thể bị rối nhiễu tâm lý sau sinh.
Cũng theo bác sĩ Trần Tuấn, ở mức độ nhẹ, rối nhiễu tâm lý thể hiện dưới dạng các triệu chứng rất chung chung như­ nhức đầu, mệt mỏi không có nguyên nhân rõ ràng, chán ăn, làm việc rất khó tập trung, cáu giận vô cớ hoặc lo lắng quá mức. Giai đoạn này bệnh thường bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh thực thể khác hoặc bị bỏ qua. 
Nếu tiếp tục không đ­ược chẩn đoán và can thiệp kịp thời, ng­ười bệnh có thể rơi vào trạng thái cô đơn, dần xa lánh bạn bè, ngư­ời thân, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, có hành động hủy hoại thân thể hoặc toan tính tự tử. “Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có đến 80% bệnh nhân tâm thần không nhận được chăm sóc y tế phù hợp. Còn ở nước ta, việc chăm sóc rối nhiễu tâm lý cho bà mẹ mang thai vẫn còn bị bỏ ngỏ hoàn toàn” - bác sĩ Tuấn lo ngại.

Khó chẩn đoán sớm

Bác sĩ Ngô Thanh Hồi, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội), cho rằng đa số phụ nữ đều trải qua những triệu chứng thay đổi tâm lý trong quá trình mang thai, sau khi sinh và phần lớn đều thoát khỏi nó một cách nhẹ nhàng, không cần điều trị. Để chẩn đoán rối loạn, bác sĩ phải dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng tỉ mỉ, trình tự tư­ duy phân tích tâm lý lâm sàng và tâm thần học, các xét nghiệm khác chủ yếu giúp loại trừ bệnh thực thể.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo