xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Y tế dự phòng bị bỏ ngỏ

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Nguồn nước trong các bồn chứa ở chung cư tại TPHCM nhiễm vi sinh nhưng không cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý. Không ai chịu trách nhiệm về ngộ độc mãn tính

Ngày 12-3, đoàn giám sát HĐND TPHCM về công tác dự phòng sức khỏe cộng đồng và quản lý Nhà nước về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã làm việc tại Trung tâm Y tế Dự phòng (YTDP) TPHCM.

 

Thiếu quan tâm sức khỏe cộng đồng

 

Có rất nhiều vấn đề về ATVSTP được đoàn giám sát đề cập, trong đó nổi bật là ngộ độc thực phẩm và chất lượng nguồn nước sử dụng. Nhìn chung, công tác y tế dự phòng tại TP hiện nay còn nhiều vấn đề để bàn. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ TP, lo lắng sức khỏe cộng đồng đang bị chính cơ quan chuyên trách bỏ lơ, đáng lo ngại là chất lượng giám sát của trung tâm...

Bà Đào Mỹ Thanh, Trưởng Khoa ATVSTP Trung tâm YTDP, cho rằng trách nhiệm xử lý vi phạm sản xuất nước hiện nay không thuộc của trung tâm mà là của Sở Y tế TPHCM. Theo bà Thanh, kết quả kiểm tra giám sát hằng tuần được đơn vị thực hiện và báo cáo Sở Y tế, chỉ trừ những vấn đề nổi cộm mới yêu cầu Thanh tra Sở Y tế vào cuộc ngay.

img
Nước uống đóng chai, đóng bình trên địa bàn TPHCM chưa được quản lý, giám sát tốt

Bà Hoàng Thị Ngọc Ngân, Trưởng Khoa Sức khỏe cộng đồng, cũng cho biết nguồn nước sử dụng tại các bồn chứa chung cư nhiễm vi sinh nhưng không một cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý. Trong quy định của ngành y tế cũng không thấy đề cập chuyện này. Chất lượng nước bồn chứa chung cư hiện nay là do trung tâm tự tổ chức, tự đứng ra lấy mẫu xét nghiệm, đến nay đã kiểm soát 70% chất lượng nước bồn chứa tại các chung cư trên địa bàn TP.

Về vấn đề ngộ độc thực phẩm, theo Trung tâm YTDP, hiện trên địa bàn TP có khoảng 49.324 cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm. Năm qua, đã xảy ra 23 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.653 người mắc, trong đó nổi cộm có 7 vụ ngộ độc trường học. Có 9 vụ ngộ độc thực phẩm chưa xác định nguyên nhân. Giải thích về số vụ ngộ độc chưa tìm ra nguyên nhân, đại diện Trung tâm YTDP cho rằng chỉ giải quyết xử lý ngộ độc cấp tính với số lượng 30 người/vụ, còn những vụ trên thuộc về quận, huyện giải quyết.

 

Cần xã hội hóa y tế dự phòng

 

Theo nhiều đại biểu, thực tế trên bắt nguồn từ công tác YTDP tại TPHCM còn nhiều bất cập, yếu kém. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó hạn chế nhất là số lượng và trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ. 

Ông Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho rằng do chưa nhận thức được trách nhiệm nên hiện nay Trung tâm YTDP gặp khó khăn vì phải “ôm” khối công việc rất lớn. Trong khi đó, việc này là của đơn vị khác.

Đồng quan điểm, ông Cái Phúc Thắng, Ban Tuyên giáo Thành ủy, cho rằng cần tập trung đầu tư cho YTDP. “Ngộ độc thực phẩm cấp tính thì xử lý được, còn ngộ độc mãn tính của người dân hiện nay thì ai chịu trách nhiệm?”- ông nói. Theo ông Thắng, không thể phân cấp phường, xã làm chuyên môn về YTDP, hạn chế việc chảy máu chất xám trong lĩnh vực này. Điều quan trọng hơn - theo ông - là cần xã hội hóa YTDP.

Thêm 4 cơ sở sản xuất nước tinh khiết nhiễm vi sinh

Ngày 12-3, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết vừa phát hiện thêm 4 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình nhiễm vi sinh trên địa bàn TP. Bốn cơ sở vi phạm gồm: Công ty TNHH Hải Cường (107B/4 Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp) với sản phẩm nước tinh khiết nhãn hiệu Havina; cơ sở Như Hảo (130F Ông Ích Khiêm, phường 5, quận 11) với sản phẩm nhãn hiệu Rivera; Công ty TNHH Sài Gòn-Bến Thành (7B/12 Trần Thái Tông, phường 15, quận Tân Bình) với sản phẩm nước đóng bình Saigontourist và Công ty TNHH Lương Tuyền (99 Dương Đình Nghệ, phường 8, quận 11) với sản phẩm nước tinh khiết đóng chai, đóng bình nhãn hiệu Nice Water.

Tại thời điểm kiểm tra các công ty, xưởng sản xuất, thanh tra ghi nhận hầu hết cơ sở sản xuất trong điều kiện không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm... Thanh tra đã tiến hành niêm phong trên 9.000 lít nước tinh khiết của Công ty Hải Cường; 2.310 lít của cơ sở Như Hảo; 3.738 lít nước đóng chai-đóng bình của Công ty Lương Tuyền, buộc thu hồi sản phẩm trên thị trường; riêng Công ty TNHH Sài Gòn-Bến Thành ngoài niêm phong gần 12.500 lít còn bị buộc đình chỉ sản xuất.

Như vậy, tính từ ngày 3-3 đến nay, Thanh tra Sở Y tế đã phát hiện 9 cơ sở sản xuất nước đóng chai, đóng bình vi phạm.

N.T

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo