xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Syria: Lộ diện bên "thắng lớn nhất" khi ông Assad bị lật đổ

Hoàng Phương

(NLĐO) - Bên cạnh việc bảo đảm hồi hương người tị nạn Syria, Thổ Nhĩ Kỳ còn có mục tiêu kiềm chế sức mạnh của các nhóm người Kurd ở Syria.

Sau 13 năm nội chiến, các nhóm vũ trang đối lập ở Syria đã nhận thấy cơ hội làm suy yếu quyền lực của Tổng thống Bashar al-Assad.

Thời điểm quyết định

Khoảng 6 tháng trước, họ đã thông báo với Thổ Nhĩ Kỳ về kế hoạch tấn công lớn và dường như nhận được sự đồng ý ngầm từ nước này, theo 2 nguồn tin nắm rõ về kế hoạch tấn công.

Chiến dịch được phát động cách đây khoảng 2 tuần đã nhanh chóng đạt được mục tiêu ban đầu là chiếm được thành phố lớn thứ hai của Syria, Aleppo. Đây là thành công khiến gần như tất cả mọi người ngạc nhiên.

Từ đó, chỉ trong hơn một tuần, liên minh chống chính phủ đã tiến tới thủ đô Damascus và lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.

Locals rally in a street in Damascus, Syria, Dec. 8, 2024. (Photo by Ammar Safarjalani/Xinhua)

Người dân tại thủ đô Damascus - Syria hôm 8-12. Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo Reuters, thành công trên dựa vào sự hội tụ gần như hoàn hảo của các yếu tố: quân đội của Tổng thống Assad suy sụp và kiệt sức do không còn tiền; các đồng minh chính của ông Assad - Iran và phong trào Hezbollah của Lebanon - bị suy yếu bởi xung đột với Israel; Nga bị phân tâm vì xung đột Ukraine và không còn quan tâm nhiều đến tình hình Syria.

Theo giới chuyên gia, vụ tấn công diễn ra khi ông Assad đang ở thời điểm dễ bị tổn thương nhất. Bị phân tâm bởi các cuộc xung đột ở nơi khác, các đồng minh quân sự của ông Assad, gồm Nga, Iran và phong trào Hezbollah ở Lebanon đã không thể huy động sức mạnh hỏa lực mang tính quyết định như từng làm trong nhiều năm để hỗ trợ ông. 

Ở chiều ngược lại, liên minh nổi dậy lại mạnh mẽ và gắn kết hơn bất kỳ lực lượng nào trước đó.

Khó có chuyện lực lượng nổi dậy tiến hành chiến dịch mà không thông báo trước cho Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này ngay từ những ngày đầu của cuộc nội chiến đã là quốc gia hỗ trợ chính cho phe đối lập ở Syria, theo một số nguồn tin của Reuters.

Thổ Nhĩ Kỳ có binh sĩ hiện diện tại Tây Bắc Syria, cũng như hỗ trợ một số nhóm nổi dậy tham gia chiến dịch nói trên, trong đó có Quân đội Quốc gia Syria (SNA). Tuy nhiên, Ankara lại xem nhóm chính trong liên minh, Hayat Tahrir al-Sham (HTS), là một tổ chức khủng bố.

Kế hoạch táo bạo trên là ý tưởng của HTS và thủ lĩnh của nhóm, Ahmed al-Sharaa, thường được biết đến với tên Abu Mohammed al-Golani.

Quân nổi dậy Syria tràn vào thủ đô Damascus, tuyên bố lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad

Ai hưởng lợi nhất?

Do mối quan hệ trước đây với al-Qaeda, Golani bị Mỹ, châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào danh sách khủng bố. 

Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, HTS - trước đây được biết đến với tên gọi Mặt trận al-Nusra - đã cố gắng thay đổi hình ảnh, điều hành một chính quyền bán chính thức tại tỉnh Idlib. Theo các chuyên gia, họ thu thuế từ các hoạt động thương mại và người dân tại nơi này.

Chính phủ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hồi năm 2020 đã đạt thỏa thuận với Nga để giảm leo thang chiến sự ở Tây Bắc Syria. Ankara lâu nay cũng phản đối một cuộc tấn công lớn của lực lượng nổi dậy vì lo ngại nó sẽ gây ra làn sóng tị nạn mới tràn qua biên giới.

Tuy nhiên, phe đối lập vào đầu năm nay nhận thấy thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Tổng thống Assad trở nên cứng rắn hơn sau khi nhà lãnh đạo này bác bỏ các nỗ lực liên tiếp từ phía Tổng thống Erdogan nhằm thúc đẩy giải pháp chính trị cho tình hình Syria.

Nguồn tin từ phe đối lập Syria cho biết lực lượng nổi dậy đã trình bày chi tiết kế hoạch với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi các nỗ lực của Ankara nhằm tiếp cận ông Assad thất bại.

Ông Hadi Al-Bahra, người đứng đầu phe đối lập Syria được quốc tế công nhận, vào tuần rồi nói với Reuters rằng HTS và SNA đã đồng ý "hợp tác" và "không xung đột với nhau" trước khi chiến dịch diễn ra. Ông này nói thêm quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy những gì các nhóm vũ trang đang làm và thảo luận.

Hôm 8-12, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan thừa nhận Tổng thống Erdogan không thể tiếp cận được người đồng cấp Syria Assad trong những tháng gần đây và Ankara "biết điều gì đó sắp xảy ra." 

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Nuh Yilmaz cùng ngày lại nói nước này không đứng sau và cũng không đồng ý về chiến dịch này do lo ngại nguy cơ bất ổn gia tăng.

Turkish Foreign Minister Hakan Fidan speaks at a press conference during the Doha Forum 2024 in Qatar, Dec. 8, 2024. Turkish Foreign Minister Hakan Fidan stressed here on Sunday the need to prevent terrorist organizations from exploiting the situation in Syria for their own agendas. (Photo by Nikku/Xinhua)

Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan phát biểu tại thủ đô Doha - Qatar hôm 8-12. Ảnh: Tân Hoa Xã

Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ không trả lời trực tiếp các câu hỏi về mối quan hệ giữa HTS và Ankara liên quan đến chiến dịch ở TP Aleppo. Thay vào đó, một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói với Reuters rằng HTS "không nhận lệnh hoặc chỉ đạo từ chúng tôi (và) cũng không phối hợp các chiến dịch với chúng tôi."

Vì thế, theo quan chức này, sẽ không chính xác khi nói rằng chiến dịch ở Aleppo được Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận hoặc bật đèn xanh. 

Trong khi đó, một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ dù Washington biết về sự hỗ trợ tổng thể của Thổ Nhĩ Kỳ dành cho phe nổi dậy nhưng nước này không được thông báo về bất kỳ sự đồng thuận ngầm nào của Thổ Nhĩ Kỳ đối với chiến dịch ở Aleppo.

Cho dù liên quan đến đâu, Thổ Nhĩ Kỳ giờ đây dường như là lực lượng bên ngoài mạnh mẽ nhất tại Syria, với binh sĩ trên thực địa và khả năng tiếp cận các lãnh đạo phe nổi dậy.

Bên cạnh việc bảo đảm hồi hương người tị nạn Syria, Thổ Nhĩ Kỳ còn có mục tiêu kiềm chế sức mạnh của các nhóm người Kurd ở Syria. Các nhóm này hiện kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở miền Đông Bắc Syria và được Mỹ hậu thuẫn. Tuy nhiên, Ankara đang xem các nhóm này là khủng bố.

Trong khuôn khổ chiến dịch tấn công, SNA, nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, đã chiếm được nhiều vùng lãnh thổ từ tay lực lượng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn.

"Thổ Nhĩ Kỳ là bên chiến thắng lớn nhất ngoài Syria lúc này. Ông Erdogan hóa ra đã đứng ở phía đúng - hoặc ít nhất là phía chiến thắng - trong lịch sử bởi các lực lượng ủy nhiệm của ông tại Syria đã giành được thắng lợi" - ông Birol Baskan, nhà khoa học chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhận định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo